Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010: Lượng gạo hàng hóa có khoảng 7,2 triệu tấn

Chiều 16-9, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức cuộc họp về tình hình xuất khẩu, cân đối cung cầu lương thực và tiêu thụ lúa gạo, xuất khẩu những tháng còn lại năm 2010 và đầu năm 2011.

Theo thông tin của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 15-9, Việt Nam đã xuất khẩu 5,049 triệu tấn, trị giá FOB đạt 2,142 tỷ USD, giá CIF đạt 2,361 tỷ USD, giá bình quân là 424,24 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2009, số lượng xuất khẩu tăng 5,86%, trị giá FOB tăng 10,19%, trị giá CIF tăng 9,07%, giá xuất khẩu bình quân tăng 16,64% USD/tấn. Từ nay đến hết tháng 9, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 5,3 đến 5,4 triệu tấn. Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sát với mặt bằng giá của các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan.

Dù đối mặt với thiên tai nhưng sản lượng lúa gạo hàng hóa của trong nước vẫn tăng. Việt Nam vẫn khẳng định được chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống và mở rộng thêm một số thị trường mới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến năm nay, sản lượng lúa đảm bảo kế hoạch đạt 39 đến 39,1 triệu tấn. Riêng vùng ĐBSCL dự kiến đạt sản lượng 21,3 triệu tấn, tăng 400 nghìn tấn so với năm 2009. Dự báo, lượng gạo hàng hóa của Việt Nam trong năm 2010 lên tới 7,2 triệu tấn.

Theo tinh thần cuộc họp, từ nay đến cuối năm 2010 và đầu năm 2011, các Bộ ngành, địa phương thống nhất giữ giá tốt theo hướng có lợi cho người trồng lúa, giúp tạo động lực mở rộng sản xuất lúa gạo trong thời gian tới. Hiệp hội lương thực Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên có hệ thống phân phối tại địa phương. Đặc biệt, hai Tổng Công ty Lương thực luôn đảm bảo lượng gạo tạm trữ để bình ổn thị trường.

(Theo QUANG BÌNH-NGUYÊN TUẤN // Nhandan Online)

  • Đề xuất dùng chung mã số thuế và bảo hiểm
  • Xử lý nghiêm các trường hợp thuê người đi học thay
  • Lấp “lỗ hổng” nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường
  • Bàn cách tiêu thụ sản phẩm lọc dầu Dung Quất
  • Thí điểm trả lương gắn với hiệu quả giảng dạy
  • Các hồ thủy điện miền Nam và miền Trung đỡ "khát"
  • Yêu cầu tổ chức tiêu thụ xăng dầu Dung Quất
  • Ngành viễn thông Việt Nam: Tìm cách tăng trưởng trong khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi