Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành công thương Hà Nội: Tăng trưởng ổn định trong thách thức

Từ năm 2006, cũng như các ngành kinh tế khác, ngành công thương Hà Nội có nhiều cơ hội thuận lợi trong quá trình phát triển khi nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Mặt khác, địa giới hành chính TP Hà Nội được mở rộng trên cơ sở hợp nhất Hà Nội (cũ) với Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình), nâng cao tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công thương nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển ngành vẫn phải đối mặt với những thách thức do tình hình kinh tế thế giới có những biến động khó lường. Mặc dù vậy, sản xuất công nghiệp (SXCN) và hoạt động thương mại trên địa bàn Thủ đô luôn duy trì được đà tăng trưởng và thu được những kết quả khả quan.

Trong "top" dẫn đầu

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Công ty CP Dệt 10-10. Ảnh: Linh Tâm

Tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN bình quân giai đoạn 2006-2008 đạt 18,45%/năm. Thực hiện giá trị SXCN năm 2009 là 88.288 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008. Dự kiến, giá trị SXCN năm 2010 là 97.117 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 14,6%. Giai đoạn 2006-2010 có 36 cụm công nghiệp được triển khai, với diện tích xây dựng là 1.650ha, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn lên con số 49; 105 làng được công nhận làng nghề, nâng tổng số làng nghề được công nhận trên địa bàn TP Hà Nội là 256. Tổng mức bán lẻ giai đoạn 2006-2008 tăng trưởng bình quân đạt 30,1%/năm. Dự kiến, tổng mức bán lẻ năm 2010 là 181.463 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 3 năm từ 2006 đến 2008 đạt 15.955 triệu USD, tốc độ tăng trưởng KNXK bình quân 3 năm đạt 32%/năm. Dự kiến, KNXK năm 2010 tăng 5-6% so với năm 2009...

Từ đầu năm đến nay, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, môi trường kinh tế thế giới vẫn còn ảm đạm và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Năm 2010 cũng là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2006-2010, vì vậy đòi hỏi cần thực hiện quyết liệt hơn các nhiệm vụ, giải pháp nhằm chống suy giảm kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong năm, góp phần duy trì tăng trưởng ổn định của cả giai đoạn 2006-2010. Song, với kết quả ngành công thương Hà Nội đạt được trong 10 tháng đầu năm cũng như dự kiến đạt được trong năm nay về giá trị SXCN tăng 14%; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 31%; tổng KNXK tăng 20% và tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) tăng 14% so với thực hiện 2009 đã tạo lên bức tranh chung về kinh tế Thủ đô giai đoạn 2006-2010 có mức tăng trưởng khá, phát triển vững chắc theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao góp phần tăng tỷ trọng hàng công nghiệp và chế biến trong cơ cấu hàng hóa XK của Hà Nội. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước có sự đầu tư phát triển không ngừng, đổi mới công nghệ, thiết bị, nhiều sản phẩm đạt giá trị gia tăng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Công nghiệp đã trong "top" dẫn đầu của ngành công thương... Bên cạnh đó, hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, đã và đang xuất hiện một số loại hình thương mại hiện đại, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hàng hóa trên thị trường khá phong phú về mẫu mã, chất lượng bảo đảm, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho từng vùng của các tầng lớp dân cư, đồng thời đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu cho SXCN, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, hoạt động triển lãm, hội chợ, xúc tiến thương mại…

Nâng cao tính hiệu quả và bền vững

Dự kiến, giá trị SXCN giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 11%/năm. Đến năm 2015, giá trị SXCN đạt 163.648 tỷ đồng; trong đó công nghiệp khai thác đạt 1.158 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,7% trong toàn ngành; công nghiệp chế biến đạt 156.483 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 95% trong toàn ngành; sản xuất phân phối điện, nước đạt 6.007 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 3,7%. Đẩy mạnh phát triển các cụm, điểm công nghiệp, phát triển làng nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội bình quân tăng khoảng 18%/năm, trong đó tổng mức bán lẻ tăng bình quân khoảng 20%/năm. Năm 2015, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội sẽ là 1.544.495 tỷ đồng, trong đó tổng mức bán lẻ đạt 451.538 tỷ đồng; tăng trưởng XK bình quân giai đoạn 2011-2015 phấn đấu đạt 12-14%; bảo đảm nguồn cung hàng hóa ổn định, không để tình trạng thiếu hàng cục bộ gây đột biến tăng về giá... Tiếp tục hỗ trợ sản phẩm công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; sản phẩm công nghiệp công nghệ cao; sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn Hà Nội; nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội có chất lượng và sức cạnh tranh cao; phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuất với bảo vệ môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tập trung phát triển các cụm, điểm công nghiệp để phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp cũng như nhu cầu phát triển hài hòa, bền vững; triển khai sớm các dự án xử lý nước thải tại các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Từng bước xây dựng Hà Nội thành thị trường hàng hóa bán buôn, trên cơ sở xây dựng đồng bộ các cửa hàng tự chọn và các loại hình thương mại…

(Theo Thanh Mai/HNMO)

  • Ràng buộc trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm đối với nhà sản xuất
  • Bất cập giá bán lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà ở
  • Tiết kiệm điện là sử dụng có hiệu quả
  • Tháo gỡ căng thẳng điện mùa khô 2011
  • Nghị định 134 tạo động lực phát triển khuyến công
  • Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế
  • Chỉ hưởng ưu đãi miễn, giảm học phí tại một trường duy nhất
  • Xăng dầu lại than khổ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi