Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghiêm cấm các đơn vị vận tải tuỳ tiện tăng giá cước

Ngay sau khi xăng dầu tăng giá, hầu hết các loại hình vận tải hành khách công cộng đã đề nghị tăng giá cước.

Trong đó, nhiều hãng taxi tại Hà Nội đều đồng loạt tăng giá cước, với mức từ 1.000–1.500 đồng/km. Tiếp đến xe khách liên tỉnh cũng đã có vài tuyến đi tuyến ngắn cũng tăng giá cước. Trong ngày 1.3, có tuyến buýt cũng đã tự ý tăng giá cước. Ông Nguyễn Tuyển - Phó phòng Quản lý vận tải – Sở GTVT - cho biết: “Có 1 tuyến buýt tăng giá vé thêm 3.000 đồng/khách/lượt, là tuyến buýt số 201 Kim Mã – Sơn Tây – Trung Hà. Khách đi từ Kim Mã – Sơn Tây giá vé tăng từ 15.000 đồng lên 18.000 đồng và đi từ Kim Mã – Trung Hà giá vé tăng từ 22.000 đồng lên 25.000 đồng”.

Về việc tuyến buýt nội tỉnh 201 tự tăng giá cước, Sở GTVT đã có đoàn kiểm tra đến làm việc với 2 DN vận tải đang khai thác tuyến buýt này là XN xe khách Nam Hà Nội và Cty CP ôtô khách Hà Tây. Trong đó, đã phát hiện việc Cty CP ôtô khách Hà Tây tăng giá vé một cách tùy tiện. Trong khi đó, “theo quy định tại thông tư liên tịch 129 của Bộ Tài chính và Bộ GTVT về hướng dẫn giá cước vận tải đường bộ..., thì đơn vị phải có công văn, bảng kê giá cước, thuyết minh chi phí vận tải và giá cước kê khai gửi Sở Tài chính, Cục Thuế TP và Sở GTVT. Sau 3 ngày kể từ khi gửi công văn, đơn vị mới được tăng giá vé” – ông Tuyển cho biết.

Sau khi kiểm tra, Cty CP ôtô khách Hà Tây đã không xuất trình được văn bản này. Đối với Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội, XN đã xuất trình được các văn bản cần thiết về việc tăng giá vé, nhưng thời điểm bán vé theo giá cước mới lại chưa đúng như quy định, Sở GTVT đã yêu cầu dừng ngay việc thực hiện giá cước mới trên tuyến buýt 201, đồng thời thống kê việc thu chênh lệch giá vé cũ và mới nộp về Sở GTVT.

Trước thực trạng nói trên, ngày 1.3, Sở GTVT đã có công văn gửi các đơn vị vận tải, khai thác bến xe trên địa bàn thành phố kêu gọi không tăng giá vé. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó GĐ Sở GTVT - cho biết: “Sở đã nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tình hình để tuỳ tiện tăng giá cước, bắt chẹt hành khách.

Sở GTVT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra đối với các đơn vị tăng giá cước bất hợp lý”. Ngoài ra, sở cũng yêu cầu các DN khai thác bến xe phải giám sát và có báo cáo thường xuyên về tình hình chấp hành các quy định về giá cước vận tải của các DN hoạt động tại bến xe của mình. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện tăng các loại phí dịch vụ tại bến xe.

(Báo Lao Động)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi