Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phân bổ ngân sách trung ương năm 2010: Ưu tiên thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, chính sách tài khóa năm 2009 đã được Chính phủ sử dụng hiệu quả như một công cụ có vai trò chủ đạo để chống suy giảm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là nội dung phiên họp Quốc hội chiều 28/10, về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2010. 

Hầu hết các đại biểu cho rằng, để đạt được kết quả trên phải kể đến việc thực thi chính sách tài khóa, tiền tệ khá linh hoạt của Chính phủ. Ở một khía cạnh khác, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho rằng, việc thực hiện chính sách tài chính-tiền tệ vẫn chưa tận dụng được hết các cơ hội và tạo đòn bẩy để bước đầu cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tích cực; công tác lập dự toán thu chưa sát với thực tế và tiềm năng kinh tế của từng địa phương.

Bởi vậy, một số đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá sâu sắc hơn về sự tác động của các chính sách miễn, giảm và giãn thuế đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách, kết hợp với việc tăng cường đôn đốc, kiểm tra, quản lý để tránh thất thu ngân sách nhà nước. Tính toán lại số ước thu ngân sách nhà nước năm 2009 cho sát hơn với tình hình thực tế, làm căn cứ để xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2010 tích cực hơn. Ngoài ra, cần tiếp tục tăng cường công tác chống nợ đọng thuế, chống gian lận thương mại, chống thất thu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu…

Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, đối với chi thường xuyên, các đại biểu cho rằng nên ưu tiên tăng chi những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng; đồng thời, dự toán chi ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả.

Đối với chi ngân sách, theo đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang), nên giảm các khoản chi cho lễ hội  và các công trình nghiên cứu khoa học không hiệu quả; tính đến yếu tố đảm bảo về nguồn lực tài chính trước khi phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng; tránh tình trạng dự án “treo” và kéo dài thời gian thực hiện.

Về phân bổ ngân sách trung ương năm 2010, hầu hết các đại biểu đề nghị phải được tiến hành theo nguyên tắc chặt chẽ hơn giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách hạn hẹp, nhu cầu chi bảo đảm an sinh xã hội và chi đầu tư phát triển rất lớn, việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2010 tập trung ưu tiên tiếp tục thực hiện chính sách cải cách tiền lương, bảo đảm chi cho an sinh xã hội; bố trí tăng vốn đầu tư cho các vùng kinh tế động lực để có những bước đột phá nhanh tạo ra nguồn thu mới, bền vững.

 

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Bội chi nên ở mức dưới 6%
  • Đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt gần 2.880 tỷ đồng
  • Cho phép thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân
  • Gói kích thích kinh tế thứ 2 vẫn đang "chờ"
  • Sản lượng thủy sản khai thác tăng cao nhất trong 8 năm trở lại
  • Các Bộ trưởng “trần tình” về chỉ tiêu kinh tế - xã hội
  • Các loại hình doanh nghiệp đều có thể tham gia vào lĩnh vực độc quyền nhà nước, thương mại nhà nước
  • DNNN quy mô lớn tự quyết định phí khi giao, bán
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi