Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý hoạt động hàng không đang bị buông lỏng?

Thời gian gần đây, báo chí đưa tin rất nhiều về những tồn tại, bất cập trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng không. Từ chuyện xóa bỏ cơ chế quản lý giá trần theo Thông tư liên bộ Tài chính - Giao thông vận tải số 103 (gọi tắt là Thông tư 103) đến chuyện nhập nhằng thương hiệu trái với Luật Hàng không (HK) ở hãng Jetstar Pacific Airlines (JPA) đã tồn tại hơn một năm qua, nhưng vẫn không được giải quyết rốt ráo. Phải chăng công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận chuyển HK đang bị buông lỏng?

Từ việc chậm thực hiện Thông tư 103...

Mặc dù Thông tư 103 “Hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển HK nội địa và giá dịch vụ HK tại cảng HK, sân bay VN” đã có hiệu lực từ ngày 16-12-2008, nhưng cho đến nay, Thông tư 103 vẫn chưa đi vào cuộc sống, hoạt động của các hãng HK và các doanh nghiệp khác trong ngành HK. Vì vậy vẫn tiếp tục thực hiện theo nếp cũ với nhiều bất cập mà Báo SGGP đã có bài phản ánh trên số báo ra ngày 14-7-2009.

Hành khách của Jetstar Pacific làm thủ tục sáng 31-10. Ảnh: V.Dũng

Trả lời câu hỏi vì sao chậm triển khai thực hiện Thông tư 103, ông Vũ Công Chính, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, cho rằng: “Đó là trách nhiệm của Bộ GTVT”. Theo ông Chính, cơ chế quản lý giá trần vé máy bay nội địa trong Thông tư 103 nếu chưa thực hiện được là do bên ngành GTVT chậm triển khai. Phía ngành HK và các doanh nghiệp HK cần phải lập bảng kê khai, thống nhất giá để áp dụng. Hiện nay họ vẫn chưa làm, vẫn cứ áp dụng chế độ giá cũ. “Cơ chế phân cấp quản lý đã rõ ràng, việc triển khai thực hiện thông tư là của Bộ GTVT” - ông Chính khẳng định.

Tuy nhiên, ông Lưu Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục HK, lại cho rằng, việc chưa thực hiện được vì còn có nhiều vướng mắc. Theo ông, sau gần một năm ban hành, Thông tư 103 đang bị vướng bởi chính Luật HK hiện hành. Thông tư này cho phép bỏ giá trần với những đường bay cạnh tranh, nhưng Luật HK lại quy định nhà nước quản lý giá cước vận tải hành khách. Thông tư 103 là bước ngoặt trong quản lý HK khi nhà nước nới lỏng để thị trường điều tiết giá vé máy bay (ở những đường bay có từ 2 hãng trở lên tham gia).

Nhiều doanh nghiệp hào hứng triển khai kế hoạch kinh doanh theo chính sách mới, nhưng lại gặp sự chần chừ đến khó hiểu của cơ quan quản lý nhà nước. Sốt ruột trước sự im lặng của Bộ GTVT, ngày 8-10 vừa qua, Bộ Tài chính lại phải gửi tiếp công văn thúc giục Bộ GTVT, nhưng đến nay bộ này vẫn chưa đưa ra câu trả lời vấn đề này.

... đến việc sử dụng biểu tượng thương hiệu trái luật

Như Báo SGGP đã thông tin, tháng 5-2008, hãng HK Pacific Airlines đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines (JPA) sau khi thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu với Jetstar Airways (Tập đoàn Qantas, Australia). Một tháng sau đó, Cục HK đã có văn bản khuyến cáo JPA không được bay với biểu tượng này vì như thế sẽ gây nhầm lẫn với hãng HK nước ngoài.

Gần đây, khi JPA đổi thời hạn giấy phép kinh doanh thành không thời hạn và đề nghị tiếp tục được sử dụng 2 biểu tượng chính Jetstar và Jet với hình ngôi sao thì cũng bị chính Bộ GTVT phản ứng. Tại Công văn 4421 (tháng 7-2009) gửi Thủ tướng, Bộ GTVT cho rằng việc JPA sử dụng 3 đối tượng sở hữu công nghiệp như trên sẽ làm khách hàng sử dụng dịch vụ bị nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng... với dịch vụ của hãng HK nước ngoài khác. Theo đó, thương hiệu quốc gia không được thể hiện tại hãng HK lớn thứ hai của VN.

Việc làm của JPA đã khiến cho dư luận bất bình. Nhiều người cảm thấy khó hiểu và tiếc cho một thương hiệu là Pacific Airlines vốn đã có từ 17 năm trước và đã được chính phía nước ngoài định giá tới 150 triệu USD giờ bỗng dưng bị biến mất.

Trong văn bản số 5509/BCT-KH, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho rằng: “Vận chuyển HK nội địa thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện. Do vậy, quan điểm của Bộ Công thương là JPA chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành là Bộ GTVT cấp giấy phép kinh doanh”. Theo các chuyên gia, trước vụ việc này lẽ ra Bộ GTVT nên xử lý JPA ngay thay vì liên tục ra văn bản khuyến cáo hay phải kiến nghị lên Chính phủ, khi mà Chính phủ đã phân cấp công việc này cho Bộ GTVT.

Mới đây, khi trả lời báo chí bên hành lang kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết, bộ sắp có buổi làm việc trực tiếp với JPA và cổ đông lớn nhất của JPA là Tổng Công ty Quản lý vốn nhà nước (SCIC) để làm rõ một số khúc mắc trong thương hiệu của hãng HK này. Quan điểm của bộ là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực HK. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến thương hiệu sẽ được giải quyết triệt để trong cuộc họp sắp tới. Hy vọng lần này Bộ GTVT sẽ có những biện pháp cụ thể, kiên quyết, để tránh dư luận cho rằng chính Bộ GTVT đang thả nổi công tác quản lý hoạt động HK.

Ngày 30-10, Tổng Công ty HK Việt Nam (VNA) đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT bày tỏ sự lo ngại đối với việc sử dụng biểu tượng, thương hiệu trái pháp luật tại JPA. Theo VNA, quy định của Luật HK khẳng định, các hãng HK nước ngoài (bao gồm Jetstar Airways) không được cấp thương quyền kinh doanh vận chuyển HK nội địa Việt Nam.

Đây là thông lệ được tất cả các nước trên thế giới áp dụng, bao gồm cả Hoa Kỳ, một quốc gia luôn kêu gọi thực hiện chính sách “mở cửa bầu trời”. Vì vậy, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật của Việt Nam và thông lệ HK quốc tế, VNA đề nghị Bộ GTVT nhanh chóng ban hành quy định hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng thương hiệu trong hoạt động kinh doanh vận chuyển HK, tạo hành lang pháp lý minh bạch để các doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh trong sự cạnh tranh lành mạnh.

(Theo Nguyễn Thu Tuyết // SGGP online)

  • Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị chuyển hướng kích thích kinh tế
  • Tái cơ cấu kinh tế nhìn từ thủ tục hành chính
  • Thí điểm cơ chế đấu thầu với tập đoàn kinh tế
  • Gói kích cầu kinh tế thứ hai đã được Chính phủ thông qua
  • Năm 2009: Tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 10 năm gần đây
  • Sản xuất công nghiệp đang có chuyển biến tích cực
  • Phân bổ ngân sách trung ương năm 2010: Ưu tiên thực hiện chính sách cải cách tiền lương
  • Bội chi nên ở mức dưới 6%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi