Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện tiếp tục 'căng' trong mùa khô năm 2011

Với thực trạng nguồn điện năng chung của cả nước đưa vào chậm như hiện nay thì trong thời gian tới tình hình thiếu điện sẽ tiếp tục căng thẳng. (Ảnh minh họa)
Mùa khô 2010 tại BR-VT thiếu khoảng 1,3 - 1,5 triệu kWh điện, gây xáo trộn rất lớn đời sống xã hội của địa phương cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
 
Câu chuyện này đã được nhắc lại nhiều trong buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh BR-VT với TCty điện lực miền Nam, xung quanh công tác phân bổ điện cho BR-VT trong năm 2011 và phương án tiết giảm điện mùa khô năm 2011.

Cần phân bổ hợp lý

Lãnh đạo địa phương BR-VT cho rằng, điện năng cũng phải được tính toán như các nguồn lực khác của quốc gia. Tức là phân bổ nguồn lực này phải dựa trên các tiêu chí: Những địa phương có tổng GDP bằng nhau, có số thu ngân sách, đóng góp cho ngân sách quốc gia bằng nhau, có năng lực về công nghiệp gần như nhau thì phải được phân bổ điện tương ứng để mức độ cắt điện cũng như nhau chứ không được địa phương cắt nhiều, địa phương cắt ít.

Theo ông Nguyễn Tuấn Minh - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy BR-VT, quan điểm của tỉnh trong việc phân bổ điện năng không chỉ thuần túy tính đến nhu cầu của DN mà phải tính đến việc từng DN đã tạo ra hiệu quả kinh tế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước như thế nào để cung ứng điện cho các khu vực sản xuất, các DN cho tương thích với sự đóng góp của các khu vực sản xuất, của các DN, nhất là các DN đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, khi phân bổ điện ngành điện phải tham khảo ý kiến của chính quyền để đảm bảo hài hòa giữa sản xuất và sinh hoạt. Mặt khác, phải có phương án tiết giảm, trật tự ưu tiên cho hợp lý, trong đó lưu ý các lĩnh vực thế mạnh của địa phương, đồng thời phải đặc biệt ưu tiên cho y tế, trường học, bảo đảm tốt an sinh xã hội. 

Khó khăn còn đấy

Quý I năm 2010, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của BR-VT tăng 24,6% so cùng kỳ. Cụ thể, nhu cầu sử dụng điện khoảng 7,5 - 7,8 triệu kWh mỗi ngày. Trong khi sản lượng điện địa phương BR-VT được phân bổ trong mùa khô 2010 chỉ 6,1 - 6,3 triệu kWh/ngày, thiếu hụt khoảng 1,3 - 1,5 triệu kWh  nhu cầu. Sản xuất là khu vực có sản lượng tiêu thụ điện chiếm gần 70% tổng nhu cầu sản lượng toàn tỉnh. Đây cũng là khu vực cần được tập trung ưu tiên cấp điện để duy trì phát triển. Thế nhưng với sản lượng điện được phân bổ thiếu hụt như đã nói, tần xuất cắt điện trong tất cả các khu vực vẫn cao, có khi có khu vực chạm tới ngưỡng kỷ lục:1 tuần cúp 3 - 5 ngày, gây nên xáo trộn rất lớn cho đời sống xã hội trên địa bàn và là nỗi bức xúc không chỉ của người dân mà còn của các cấp chính quyền.

Tuy nhiên, bà Trần Thị Hường - Giám đốc Sở Công thương BR-VT nhận định, với thực trạng nguồn lực chung của cả nước đưa vào chậm như hiện nay thì trong thời gian tới tình hình thiếu điện sẽ tiếp tục căng thẳng. Ông Nguyễn Thành Duy - Tổng Giám đốc Công ty điện lực miền Nam, đơn vị quản lý, phân bổ điện cho các Công ty điện lực  21 tỉnh thành phía Nam cũng cho biết, khó khăn hiện nay là TCty cũng chưa biết cụ thể con số được Tập đoàn Điện lực (EVN) giao là bao nhiêu để có thể khẳng định con số có thể cung ứng cho BR-VT trong năm 2011. Tuy nhiên, những năm trước đây, khi xảy ra thiếu điện, họ cũng đã xây dựng phương án cấp điện và tiết giảm điện cho các địa phương trên tinh thần giảm tối đa thời gian cắt điện, bảo đảm cung ứng một cách hài hòa hợp lý nhất thông qua quyết định cuối cùng của địa phương. Hiện nay, ngành điện cũng vẫn mong muốn có sự tham gia của đia phương vào công tác này. Ông Nguyễn Thành Duy cho rằng: “Trong các năm, khi mà nguồn thiếu, thì chúng tôi đều yêu cầu các Cty Điện lực phối hợp với Sở Công thương để xem xét các nguồn lực đó phân bổ cho địa phương thế nào là hợp lý. Sau khi thống nhất với Sở Công thương là  trình tỉnh cho quyết định cuối cùng. Hiện nay, rất mong muốn tỉnh chủ trì giúp cho ngành điện phân bổ nguồn lực này thế nào” .

Ông Nguyễn Thành Duy kêu gọi các doanh nghiệp và địa phương tiếp tục chia sẻ khó khăn với ngành điện, thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện và sử dụng điện hợp lý. Ông cũng cho biết, rút kinh nghiệm những năm trước, năm 2011, những khách hàng tiêu thụ điện lớn như sản xuất thép... sẽ ký hợp đồng trực tiếp với TCty Điện lực miền Nam để có kế hoạch cấp điện hợp lý, bảo đảm chỉ tiêu sản lượng sản xuất, không ảnh hưởng đến sản lượng của địa phương, không xáo trộn lớn trong khu vực dân cư.

(Theo Trung Đức // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh thu công nghiệp phần mềm Việt Nam đạt 2 tỉ USD
  • Doanh nghiệp xăng dầu xin thêm ưu đãi
  • Kết luận thanh tra toàn diện Vinashin: “Không chỉ nêu cái sai”
  • Bộ Tài chính kiên trì quan điểm về quỹ bình ổn giá xăng dầu
  • Đưa vào vận hành nhiều công trình cung cấp điện
  • CPI tháng 10 tăng cao nhất trong 15 năm qua
  • Tình hình sản xuất của ngành công nghiệp nặng tháng 10, 10 tháng năm 2010
  • Lạm phát khó dừng ở mức 8%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi