Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2011 sẽ đưa vào vận hành 5.000 MW tại tổ máy 1 thủy điện Sơn La

Thủ tướng cho rằng, “Thiếu điện chỉ 5-6% nhu cầu nhưng do điều hành chưa hợp lý đã gây búc xúc cho nhân dân”.

Trình bày trước Quốc hội sáng 24/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, từ tháng 4-7/2010 tình trạng thiếu điện xảy ra trên diện rộng, nguyên nhân do các dự án điện đều thiếu vốn.
 
Theo Thủ tướng, trong nhiều năm qua Chính phủ chỉ cấp vốn cho các doanh nghiệp điện vùng sâu vùng xa, công tác giải phóng mặt bằng tại các công trình nguồn điện gặp nhiều khó khăn.
 
Mặt khác, giá điện thấp là nguyên nhân chủ yếu việc huy động vốn; việc tiết kiệm chưa được đảm bảo; năng lực chủ đầu tư và nhà thầu yếu kém, kể cả nhà thầu nước ngoài; ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả còn thấp, gây sức ép thiếu điện.
 
Việc thiếu nước làm sản lượng điện bị sụt giảm nghiêm trọng, các nhà máy nhiệt điện mới đưa vào sử dụng còn chưa ổn định.
 
Trình bày về các biện pháp khắc phục, Thủ tướng cho biết, năm 2011, Chính phủ sẽ chỉ đạo khai thác tối đa các nguồn: Nhập tối đa điện từ nước ngoài, đưa vào vận hành các dự án nguồn, tập trung giải phóng mặt bằng, tạo nguồn vốn cho các dự án điện, ưu tiên tích nước, để đạt mức dâng cao nhất vào cuối năm.
 
Theo Thủ tướng, 400 MW tại tổ máy số 1 thủy điện Sơn La sẽ đưa vào vận hành, sớm hơn 2 năm so với nghị quyết của Quốc hội. Năm tới, sẽ có 5.000 MW được đưa vào vận hành.
 
Về việc khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt ở miền Trung, Thủ tướng cho hay, Chính phủ chỉ đạo cấp 750.000 tỷ đồng để hỗ trợ thiệt hại. Các đợt mưa lớn trên diện rộng gây lũ lụt làm thiệt hại cho đồng bào tại đây, ứớc tính thiệt hại lên tới 13.544 tỷ đồng.
 
Về lâu dài, Chính phủ sẽ ưu tiên vốn đảm bảo an toàn hồ chứa nước, nâng cao khả năng dự báo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác dự báo, tiếp tục nghiên cứu quy trình vận hành hồ chứa. Đồng thời bổ sung trang thiết bị để nghiên cứu, dự báo trước tình hình thời tiết; tiếp tục quy hoạch hệ thống các công trình điều tiết, thoát lũ để ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu.
 
Thủ tướng cũng đã dẫn báo cáo chi tiết và khẳng định, đầu tư cho nông nghiệp hàng năm đều cao hơn mức tăng bình quân chung. Tỷ trọng đầu tư tăng từ 43% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2008 lên đến 50% trong năm 2011. Tổng đầu tư đã tăng 4,6 lần so với trước Nghị quyết Trung ương 7; dự kiến sẽ đạt yêu cầu đầu tư cho tam nông 5 năm sau cao gấp đôi 5 năm trước.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • 'Không dùng quỹ bình ổn, xăng sẽ tăng 2.200 đồng mỗi lít'
  • Điện tiếp tục 'căng' trong mùa khô năm 2011
  • Doanh thu công nghiệp phần mềm Việt Nam đạt 2 tỉ USD
  • Doanh nghiệp xăng dầu xin thêm ưu đãi
  • Kết luận thanh tra toàn diện Vinashin: “Không chỉ nêu cái sai”
  • Bộ Tài chính kiên trì quan điểm về quỹ bình ổn giá xăng dầu
  • Đưa vào vận hành nhiều công trình cung cấp điện
  • CPI tháng 10 tăng cao nhất trong 15 năm qua
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi