Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ưu tiên ODA cho Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

UNDP khuyến nghị Việt Nam cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Thanh Tùng
Sáng 2/12, tại Diễn đàn thảo luận chính sách về Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Văn phòng phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, xu hướng ưu tiên trở lại đối với ODA cho Việt Nam cho mục đích ứng phó với biến đổi khí hậu đang nổi lên.
 
Theo báo cáo “Việt Nam và biến đổi khí hậu” của UNDP, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số nhanh, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân ngày càng tăng nhanh.

Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, ước tính tổng dân số của Việt Nam  là 85,9 triệu người. Hiện tại, tỷ lệ người lao động trên người ăn theo là khá cao, và theo ước tính thì tình trạng này sẽ có thể kéo dài trong vòng 30 năm nữa, sau đó sẽ giảm đi.

“Do vậy, Việt Nam có thể phải trải qua tăng trưởng tiêu thụ nhanh và tăng trưởng phát thải khí nhà kính liên quan trong những năm và thập kỷ tới. Hơn nữa, theo ước tính, hầu hết tăng dân số sẽ diễn ra ở các trung tâm đô thị, dẫn đến việc mở rộng các thành phố và gia tăng mật độ dân số đô thị. Do vậy, việc quy hoạch và đầu tư hướng tới một nền kinh tế carbon thấp cần được đưa vào một chiến lược từ trung hạn đến dài hạn”, bản báo cáo viết.

Theo bản báo cáo này, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường của Việt Nam đang bị đe dọa, cũng như ô nhiễm ở các thành phố và các con sông đang tăng nhanh.

Các đô thị của Việt Nam cũng bị đe doạ bởi tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: Đức Thanh.

Trước đây, Việt Nam không đóng góp nhiều vào việc tích lũy khí nhà kính trong khí quyển và không gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Tính theo đầu người, Việt Nam cũng chưa thể so sánh với tỷ lệ phát thải của các nước giàu.

Tuy nhiên, theo ước tính, tổng các mức phát thải của Việt Nam tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2000-2020, chủ yếu từ ngành năng lượng.

Tới năm 2010, khu vực năng lượng sẽ thay thế nông nghiệp và chiếm vị trí ngành phát thải khí CO2 cao nhất. Ước tính, sau năm 2015, trong ngành lâm nghiệp, do sự chuyển đổi trong sử dụng đất, hấp thu CO2 sẽ vượt mức phát thải CO2.

Phát thải khí nhà kính đang gia tăng, đặc biệt là do tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông, sản xuất công nghiệp và phát điện. Nhu cầu năng lượng tăng rất nhanh và hầu hết năng lượng sản xuất ra là từ nhiên liệu hóa thạch như than. Người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các cơ quan đang đang mua các thiết bị sử dụng nhiều điện năng.

Tổng các mức phát thải của Việt Nam đang tăng lên. Ảnh: Đức Thanh

Theo các chuyên gia quốc tế, dù chính phủ Việt Nam đã nỗ lực đưa ra các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng chưa đủ. Do vậy, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

UNDP cho rằng, Việt Nam được mong đợi sẽ trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, cũng có nghĩa là viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam sẽ phải giảm.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sẽ đủ điều kiện để được nhận các hỗ trợ “mới và bổ sung” và các khoản vay lãi suất thấp trong khuôn khổ của Công ước khung Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu để phục vụ cho mục đích thích ứng và giảm thiểu khí thải nhà kính.

Tuy nhiên, các kết quả về tài chính đối với các đàm phán về khí hậu quốc tế sẽ thu được như thế nào thì vẫn chưa rõ ràng.

“Mặc dù vậy, đã có xu hướng ưu tiên trở lại đối với ODA cho Việt Nam cho mục đích ứng phó với biến đổi khí hậu. Rõ ràng là ODA cho Việt Nam trong tương lai có thể sẽ tập chung phần lớn vào các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu”, bản báo cáo của UNDP cho biết. 

 

(Theo Thanh Tùng // Báo đầu tư)

  • Vận hành nhiều công trình điện trong tháng 12
  • Ngành điện bối rối vì hạn
  • Kết quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 11 tháng đầu năm 2009
  • Khắc nghiệt như kinh doanh hàng không
  • Hướng đi mới trong quản lý nghề cá quy mô nhỏ
  • Viễn thông Việt Nam: Chất lượng chưa đi cùng số lượng?
  • Những khó khăn và giải pháp tháo gỡ của ngành thép Việt Nam hiện nay
  • Tiềm năng và lợi thế phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi