Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vi phạm giao thông tại Hà Nội và Tp.HCM sẽ bị phạt nặng nhất

picture
Mức phạt mới sẽ được áp dụng thí điểm trong vòng 36 tháng, bắt đầu từ quý 2 năm nay.

Bắt đầu từ quý 2 năm nay, mức phạt cho người vi phạm giao thông tại Hà Nội và Tp.HCM sẽ cao nhất cả nước.

Đây là thông tin từ Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 1/4.

Trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Trường cho biết, đề xuất tăng mức phạt đối với người vi phạm luật giao thông đường bộ tại Hà Nội và Tp.HCM đã chính thức được Thủ tướng chấp thuận, với mức phạt cao hơn các địa phương khác trên cả nước từ 40 - 200%.

Với quyết định này, các trường hợp điều khiển môtô, xe máy nếu vi phạm một trong các lỗi: vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh, đi vào đường cấm, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều... sẽ bị phạt từ 300.000 đồng - 500.000 đồng (mức chung hiện nay là 100.000 đồng - 400.000 đồng) và bị tước giấy phép lái xe 30 ngày.

Đối với người điều khiển ôtô, nếu vi phạm một trong những hành vi như: dừng đỗ, quay đầu xe không đúng quy định sẽ bị phạt từ 600.000 đồng - 1.000.000 đồng (gấp đôi mức phạt chung hiện nay).

Riêng hành vi lái ôtô vượt đèn đỏ, lái xe khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép sẽ bị xử phạt 1 - 1,4 triệu đồng (mức chung hiện nay là 600.000 đồng - 800.000 đồng).

Đặc biệt, nếu người điều khiển ôtô có hành vi dừng, đỗ, quay đầu xe không đúng quy định, gây ùn tắc giao thông sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đồng ý tăng mức xử phạt đối với hành vi đi bộ qua dải phân cách, mang vác cồng kềnh gây cản trở giao thông, với mức phạt cao nhất là 120.000 đồng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, mức phạt mới sẽ được áp dụng thí điểm trong vòng 36 tháng, bắt đầu từ quý 2 năm nay. Sau khi kết thúc thí điểm, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, UBND Hà Nội, Tp.HCM sẽ tổng hợp, đánh giá để báo cáo Chính phủ chủ trương thực hiện tiếp theo.

(Theo Bảo Anh // Vneconomy)

  • Tiếp cận nguồn vốn ODA: Phải có khả năng "tiêu tiền" hiệu quả
  • Ưu tiên điện cho sản xuất, xuất khẩu
  • Việt Nam xếp thứ 16 về chỉ số cơ hội thị trường mới nổi
  • Tháng 5 và 6-2010: Miền Bắc có thể thiếu điện nghiêm trọng
  • Đẩy mạnh liên kết vùng
  • Tìm giải pháp cho giai đoạn hậu khủng hoảng
  • Dùng khí tự nhiên tiết kiệm 50% phí nhiên liệu
  • SCIC được thoái vốn theo nhiều cách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi