Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam quan tâm và hướng tới công nghiệp xanh

 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Kandeh Yumkella. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chiến lược phát triển của Việt Nam là phát triển bền vững gồm 3 trụ cột chính là tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Do vậy, trong phát triển kinh tế, Việt Nam luôn quan tâm và áp dụng công nghiệp xanh vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống của người dân.

Phát biểu trong buổi trong buổi tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) Kandeh Yumkella chiều 7/9, Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác giữa UNIDO với Việt Nam đã mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển bền vững.

Mặc dù là nước đang phát triển nhưng trong phát triển công nghiệp Việt Nam hướng tới công nghiệp xanh, công nghiệp ít tiêu hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường, Thủ tướng nêu rõ. Do đó, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với UNIDO và cộng đồng quốc tế về lĩnh vực này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đang bị tác động trước những thách thức của biển đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Theo nhiều dự báo, Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng lớn do nước biển dâng, nhất là các cùng ven biển và vùng đồng bằng.

Việt Nam mong muốn nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế giúp đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng.

Ông Kandeh Yumkella đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó trước khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như phát triển công nghiệp xanh và cho rằng, sự phát triển năng động của Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là mô hình cho nhiều quốc gia học tập.

Về vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ngài Kandeh Yumkella nêu rõ, đây là thách thức toàn cầu và các nước phải cùng nhau nỗ lực để giải quyết, trong đó các nước phát triển phải có trách nhiệm hỗ trợ các nước chịu ảnh hưởng lớn, trong đó có Việt Nam./.
 

(TTXVN/Vietnam+)

 

 

 

  • Hệ số đầu tư cao, cao mãi!
  • Cảng Hiệp Phước TP Hồ Chí Minh: Vươn ra biển lớn
  • Việt Nam nên tập trung cấp giấy chứng nhận cho 15.000 tàu cá
  • Chất lượng tăng trưởng thấp và đang giảm dần
  • Thu ngân sách vượt chỉ tiêu pháp lệnh
  • Bộn đô la từ mật ong xuất khẩu
  • DN ngành điện vượt kế hoạch kinh doanh 2009
  • Xử lý sai phạm tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi