Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chất lượng tăng trưởng thấp và đang giảm dần

Năng suất, chỉ số thể hiện những tiến bộ về hiệu quả của nền kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý…, đang ngày càng giảm.

Một phương pháp phổ biến dùng để đánh giá đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng GDP là sử dụng hàm sản xuất Solow, với hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn và lao động. Theo đó, sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai phần chính: (1) sự gia tăng của các yếu tố đầu vào; (2) sự gia tăng về năng suất được đo bằng hệ số năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).

Năng suất thể hiện những tiến bộ về hiệu quả của nền kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý… Nói nôm na, nó thể hiện chất lượng tăng trưởng.

Một nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng tốt là một nền kinh tế có năng suất tăng trưởng cao, tăng dần theo thời gian thay vì dựa vào sự tăng trưởng của vốn và lao động.

Theo tính toán, đóng góp của vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2003 – 2008 và 2004 – 2009 như trong bảng trên.

Một số ý kiến cho rằng Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư quá mức và dàn trải là hoàn toàn đúng. Theo tính toán trong bảng trên, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP chỉ là 16,51%. Giờ thì tỷ lệ này lại đang có xu hướng giảm dần, trong khi đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng chiếm đến 68,75% trong giai đoạn năm năm 2003 – 2008 và tăng lên đến 71,40% trong năm năm 2004 – 2009. Đây là một tỷ lệ cao hiếm thấy trên thế giới. Nếu chỉ xét giai đoạn 2007 – 2009 thì chất lượng tăng trưởng đã ở mức báo động. Trong giai đoạn này, năng suất các nhân tố tổng hợp chỉ đóng góp vào tăng trưởng 7,29% trong khi tăng trưởng do đóng góp của vốn vào khoảng 83,2%. Năng suất các nhân tố tổng hợp trong giai đoạn 2004 – 2008 cũng chỉ tăng bình quân khoảng 1,5% nhưng mức tăng này ngày càng giảm dần. Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, năng suất nhân tố tổng hợp chỉ tăng xấp xỉ 1%.

Một phương pháp khác để chứng minh đầu tư không hiệu quả (đầu tư quá mức – overinvestment)(1) là so sánh giữa thu nhập về vốn trong nền kinh tế và vốn đầu tư thuần (không bao gồm khấu hao tài sản cố định). Nếu trong một số năm liên tục mà thu nhập về vốn luôn nhỏ hơn tổng đầu tư, điều đó chứng tỏ nền kinh tế đang đầu tư quá mức, hiệu quả không cao vì toàn bộ lợi tức sinh ra từ vốn không bù đắp nổi chi phí đầu tư. Đồ thị dưới đây minh hoạ cho tỷ lệ này ở Việt Nam. 

(1) Phương pháp này được quỹ Tiền tệ quốc tế sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các nước Đông Á trong báo cáo về “Triển vọng kinh tế thế giới

(1)

(2)


(Theo Bùi Trinh/sgtt)

  • Thu ngân sách vượt chỉ tiêu pháp lệnh
  • Bộn đô la từ mật ong xuất khẩu
  • DN ngành điện vượt kế hoạch kinh doanh 2009
  • Xử lý sai phạm tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
  • Thúc đẩy sử dụng kính an toàn và tiết kiệm năng lượng trong xây dựng
  • Phong trào năng suất chất lượng: Từ lý thuyết đến thực tế
  • An toàn thực phẩm Cần một cơ quan điều phối có hiệu lực
  • Dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi