Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam và các cam kết WTO trong năm 2010: Một đòn bẩy cho FDI

Sau gần 4 năm gia nhập WTO, VN tuy là một trong những thành viên mới nhưng được đánh giá là rất tích cực bỏi việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên cũng như các cam kết. Các chuyên gia nhận định, năm 2010 sẽ là giai đoạn quan trọng bởi sẽ có nhiều lĩnh vực cam kết sẽ được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho các DN FDI đẩy mạnh đầu tư vào thị trường VN.

Theo Phòng Thương mại Châu Âu tại VN (EuroCham), bốn lĩnh vực được đánh giá là có tác động nhiều và cũng là bốn lĩnh vực có nhiều nhà đầu tư muốn tham gia là: bán lẻ và phân phối, thuốc và dược phẩm, ngân hàng, viễn thông. Đây là những lĩnh vực có tác động lớn tới nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh VN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế thế giới và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết WTO.

Những quan ngại của nhà đầu tư

Kể từ ngày 1/1/2010, tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối, như đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại VN và nhập khẩu hợp pháp vào VN, bao gồm xi măng, lốp xe, giấy, sắt thép và rượu vốn bị hạn chế trước đây.

Theo Tiến sĩ Matthias Duchn- Giám đốc EuroCham Hà Nội thì một vấn đề quan ngại khác cho nhà đầu tư nước ngoài gắn liền với việc thực hiện Thẩm định Nhu cầu Kinh tế (Economic Need Test – ENT) mà thông qua đó các cơ quan chính quyền địa phương đánh giá các điều kiện của địa phương trước khi quyết định xem có cho phép một Cty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động được thành lập thêm cơ sở bán lẻ hay không. Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/ 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 23 (Thông tư 09) có đưa ra một số hướng dẫn về Thẩm định Nhu cầu Kinh tế. Trên cơ sở các quy định nêu tại Biểu Cam kết, Thông tư 09 quy định rằng Thẩm định Nhu cầu Kinh tế sẽ được đánh giá dựa trên ba tiêu chí : Số lượng các cơ sở bán lẻ trên một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường, và quy mô của khu vực địa lý đó.

Cũng theo Tiến sĩ Matthias Duchn, sau khi Thông tư 09 được ban hành, vẫn chưa có thêm bất kỳ hướng dẫn chi tiết nào được ban hành tiếp sau đó, vì vậy việc diễn giải các tiêu chí này vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các cơ quan nhà nước. Vào thời điểm này, Thẩm định Nhu cầu Kinh tế có vẻ như là một rào cản đối với đầu tư nước ngoài trong việc thâm nhập thị trường và mở các cơ sở bán lẻ tiếp theo phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế của khu vực đó trên thực tế. Điều này trái với cam kết của VN cho phép mở rộng thị trường hoàn toàn vào năm 2009 đối với các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn tham gia lĩnh vực phân phối.

Tương tự vấn đề bán lẻ, các sản phẩm thuốc và dược phẩm được loại trừ khỏi các cam kết của VN khi gia nhập WTO. DN FDI nói chung bị cấm phân phối bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM, một phần của hoạt động mở cửa kinh doanh và hoạt động phân phối, cho phép Cty có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu thuốc trực tiếp kể từ ngày 1/1/2009. Các Cty nhập khẩu có vốn nước ngoài sau đó sẽ bán buôn lại sản phẩm nhập khẩu cho các nhà phân phối VN. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay vẫn có các quy định cụ thể hướng dẫn thủ tục nhập khẩu. Tuy các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu khá rõ ràng, VN vẫn chưa ban hành quy định về các điều kiện để các Cty có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu dược phẩm vào VN.

Trong lĩnh vực ngân hàng và viễn thông cũng còn một số tồn tại, chẳng hạn các tổ chức nước ngoài được phép tiến hành các hoạt động ngân hàng dưới hình thức Cty liên doanh và Cty 100% vốn nước ngoài. Trong năm 2009, có năm ngân hàng nước ngoài đã thành lập chi nhánh thuộc sở hữu 100% vốn nước ngoài tại VN.

Theo một số DN FDI, thủ tục thành lập các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài là một quá trình phiền toái và kéo dài đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, chỉ có một vài ngân hàng được cấp giấy phép). Theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại VN vẫn chỉ giới hạn ở 30% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại VN đó. Nếu nhà đầu tư nước ngoài không phải là ngân hàng thì tổng mức sở hữu cổ phần này được giới hạn chỉ còn 5% và nếu là ngân hàng thì còn 10%. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư chiến lược, tổng mức sở hữu cổ phần này tối đa là 15% và có thể lên đến 20% nhưng phải có phê chuẩn đặc biệt của Thủ tướng. Theo các DN này,  cần phải tăng thêm tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài được cho phép trong các ngân hàng thương mại VN.

Tiến sĩ Matthias Duchn cho rằng, các cam kết WTO cho phép các nhà đầu tư nước ngoài là một bên trong Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh được chuyển sang hình thức đầu tư khác cũng như được thành lập Cty liên doanh với tỷ lệ góp vốn (của phía nước ngoài trong liên doanh) lần lượt là 49% vốn pháp định của liên doanh trong các Cty viễn thông có hạ tầng mạng và 51% trong Cty viễn thông không có hạ tầng mạng. Giới hạn tỷ lệ phần vốn góp của phía nước ngoài được tuân thủ nghiêm ngặt tại Nghị định số 121/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Hiện nay, VN vẫn chưa có quy định về việc chuyển đổi từ hình thức Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh sang các hình thức đầu tư khác. Tiến sĩ Matthias Duchn kiến nghị ban hành quy định về các phương thức chuyển đổi trong lĩnh vực này.

Và các giải pháp

Theo các DN FDI, trên hết, các thủ tục xin cấp phép áp dụng cho các lĩnh vực đã được mở cửa vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng DN nước ngoài và các nhà đầu tư tiềm năng. Các cơ quan nhà nước phụ trách về đầu tư và thương mại ở cấp địa phương thường ngần ngại trong việc cấp phép nếu không có quy định rõ ràng do có quá ít hướng dẫn toàn diện từ các Bộ chuyên trách. Thủ tục thu thập ý kiến từ các bộ và cơ quan liên quan mất nhiều thời gian và không chắc chắn. Các DN cũng đề nghị cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết đến năm 2012 và VN nên xem xét những biện pháp bổ sung nhằm mở cửa thị trường thêm nữa bởi vì các cam kết WTO là một bước phát triển tích cực tiến đến hội nhập quốc tế sâu rộng.

Riêng đối với ngành bán lẻ và phân phối, các DN cho rằng lộ trình thực hiện các hoạt động kinh doanh phân phối nên được theo dõi và hoàn chỉnh không trì hoãn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần quy định rõ phạm vi hoạt động của các văn phòng giao dịch và cơ sở bán lẻ và không đưa ra cùng yêu cầu trong trường hợp các Cty nước ngoài muốn mở văn phòng giao dịch. Đồng thời, Chính phủ cần quy định rõ và cụ thể các tiêu chí của việc Thẩm định Nhu cầu Kinh tế và khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền địa phương có một cách hiểu thống nhất và toàn diện về vấn đề này.

(Theo Anh Quốc // Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi