Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam. Ảnh: Hồng Văn. |
Việt Nam có khả năng trúng thầu cao trong đợt bỏ thầu bán 600.000 tấn gạo cho Philippines trong bối cảnh giá lúa gạo trong nước ở mức cao, tới mức nhiều quan chức ngành công thương phải trấn an dư luận trên báo chí rằng Việt Nam không thiếu gạo.
Trong khi đó thị trường gạo thế giới diễn biến phức tạp, có cơ quan quốc tế dự báo thiếu gạo cùng nhiều thông tin như Ấn Độ định mua 3 triệu tấn gạo trong năm tới… khiến người tiêu dùng lo ngại cho thị trường gạo trong nước.
Thế nhưng ông Nguyễn Thọ Trí, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), doanh nghiệp nhà nước tham gia bỏ thầu bán 600.000 tấn gạo sang Philippines, cho rằng vẫn phải bán gạo cho thị trường này. TBKTSG Online: Thưa ông, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, Việt Nam đã liên tiếp tham gia bỏ thầu bán gạo cho Philiipines, trong khi giá gạo trong nước còn ở mức cao, thậm chí có thời gian giá còn tăng liên tục trong 2 tuần. Như vậy khác gì Vinafood 2, một doanh nghiệp nhà nước, thay vì lo bình ổn giá trong nước, lại lo xuất khẩu gạo? - Ông Nguyễn Thọ Trí: Nếu không tính lần đấu thầu hôm 15-12 vừa qua, khả năng trúng thầu của chúng ta rất cao, vì ta bỏ cả lô hàng 600.000 tấn với giá 664,9 đô la Mỹ/tấn (gồm phí vận chuyển và trả chậm trong vòng chín tháng), cao hơn đợt trúng thầu cách đây một tuần khoảng 15 đô la Mỹ/tấn. Như vậy trong hai tháng qua, chúng ta đã tham gia bỏ thầu bán gạo cho Philippines 4 lần. Lần đầu vào đầu tháng 11, Philippnies mua gạo vì thiên tai, ta chỉ bỏ thầu hơn phân nửa lô hàng mà họ cần mua, tức 150.000 tấn trong 250.000 tấn. Lần thứ hai và thứ ba, mỗi lần ta bỏ thầu một nửa số lượng họ cần mua, tức 300.000 tấn trong 600.000 tấn và lần thứ tư vào hôm 15-12, ta bỏ thầu bán cả lô. Khả năng trúng thầu rất cao. Việt Nam đang dư gạo, tháng 1 tới đây, nông dân bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm, đến tháng 2, 3 sẽ thu hoạch rộ, lúc ấy ta lại có thêm 3 triệu tấn gạo hàng hóa. Do vậy, họ mở thầu mua bao nhiêu ta nên bán bấy nhiêu nếu giá tốt. Cứ giả định trong nước dư thừa gạo, nhưng còn thị trường thế giới khi 11 tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ đạt 445 đô la Mỹ, còn giờ gần 650 đô la Mỹ/tấn. Nếu giá gạo thế giới còn tiếp tục tăng cao, phải chăng ta ký bán nhiều bây giờ sẽ bị thiệt hại, bị hớ về giá như đã từng mắc phải? 11 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu 5,7 triệu tấn gạo với kim ngạch 2,535 tỉ đô la Mỹ, tăng 32% về sản lượng nhưng kim ngạch vẫn giảm 6,6%.
Giá gạo thế giới bây giờ có tăng so với giữa năm nhưng so sánh như vậy là không đúng, vì giá đấu thầu bao gồm phí vận chuyển, phí trả chậm, trong khi hợp đồng thương mại thì xuất theo phương thức giao hàng tại cảng Việt Nam (FOB).
Theo tôi thì giá gạo thế giới năm tới rất khó tăng. Ngoại trừ hợp đồng đấu thầu bán gạo cho Philippines của chúng ta, giao dịch trên thị trường gạo thế giới khá im ắng, các doanh nghiệp không ký được nhiều hợp đồng thương mại. Ấn Độ không chịu mua bởi họ mua không phải vì thiếu gạo ăn, mà vì thiếu gạo dự trữ trong kho nên họ chẳng vội vàng gì.
Dự trữ gạo trong kho của đất nước hơn 1 tỉ dân này là 12 triệu tấn nhưng hiện nay mới có 7 triệu tấn, nên họ mới công bố mua, còn mua khi nào thì dường như họ chờ Philippines mua xong, rồi mới một mình một chợ ép giá xuống thấp. Do vậy, nên bây giờ mà Philippines mở thầu bao nhiêu ta sẵn sàng bán bấy nhiêu nếu có giá tốt. Xin cảm ơn ông!
(Theo Hồng Văn thực hiện // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com