Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rà soát quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Bộ Xây dựng rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng quốc gia.

Trung tâm thông tin Bộ Xây dựng cho biết, tính đến hết năm 2009, Việt Nam có 97 dây chuyền xi măng đã được đầu tư và khai thác với công suất thiết kế là 57,4 triệu tấn.

Dự kiến năm 2010 sẽ có thêm 13 dây chuyền xi măng mới được đưa vào khai thác với công suất thiết kế là 11,7 triệu tấn, cao hơn nhu cầu trong nước khoảng 2 triệu tấn.

Những năm tiếp theo, các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng đã đăng ký tiếp tục được triển khai sẽ có khả năng sản xuất nhiều hơn cần thiết. Cụ thể là năm 2011 thêm 12 dây chuyền với công suất 9,35 triệu tấn. Năm 2012 có thêm 7 dây chuyền với công suất 6,72 triệu tấn và năm 2015 có thêm 7 dây chuyền nữa được hoàn thành. Năm 2020 sản lư­ợng xi măng sản xuất trong nước sẽ đạt khoảng 102 triệu tấn, cao hơn nhu cầu 7 triệu tấn.

Như vậy, sau nhiều năm thiếu hụt, đến nay sản lượng xi măng trong nước đã cân đối được cung cầu và trong thời gian tới sẽ dư thừa với khối lượng lớn. Tuy nhiên việc xuất khẩu xi măng gặp nhiều sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, cả về công nghệ lẫn giá thành. Vì thế, Bộ Xây dựng cho rằng để ổn định cung cầu và phát triển bền vững, quy hoạch lại ngành công nghiệp này là một điều cần phải thực hiện.

Từ nay đến năm 2020, không đăng ký đầu tư thêm dự án xi măng

Cũng trước tình hình cung xi măng có khả năng vượt cầu, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho hay, ngày 5/1 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương không đăng ký đầu tư thêm các dự án xi măng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mục tiêu là để phát huy hết công suất thiết kế các dự án xi măng đang hoạt động và các dự án xi măng đang đầu tư xây dựng, đảm bảo cho ngành công nghiệp xi măng phát triển bền vững ổn định, nâng cao tính hiệu quả.

Quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đưa ra mục tiêu đáp ứng về số lượng, chất lượng, chủng loại xi măng cho nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh.

(Theo Gia Vi // Tin Chính phủ // Công văn số 630/VPCP-KTN))

  • Cấp bù lãi suất đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
  • Giám sát chặt chẽ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
  • Cấu trúc lại Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam
  • Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Long An
  • “Lộc” lớn từ cây cảnh
  • Kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- CHDCND Triều Tiên
  • Mỹ đối phó với gánh nặng thâm hụt ngân sách
  • Lạc quan về kinh tế toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi