Con gà tám cựa duy nhất còn sót lại giữa rừng già Xuân Sơn. (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+)
Người Dao Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ từ rất lâu đã có những huyền tích thiêng liêng gắn với giống gà nhiều cựa. Thậm chí, những cá thể đủ 9 cựa còn được họ tôn vinh như "Chúa gà".
Tiếc thay, giống gà ấy giờ chỉ còn trong trí nhớ của “dân nhậu”. Từ lâu lắm rồi, cả núi rừng Xuân Sơn đã không còn nghe tiếng gáy kiêu hùng của gà chín cựa.
Bản gà “điôxin”
Từ hàng chục năm nay, nhiều người sống ở Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, vẫn có một niềm tin thơ ngây rằng: cái giống gà chân nhiều cựa ấy cũng bình thường thôi!
Và thế là… họ vặt lông, mổ thịt, thậm chí bán cho những quán nhậu miền xuôi như một cách để tăng gia sản xuất. Tăng gia “hiệu quả” đến độ, giờ vào tận “bản gà” cuối rừng quốc gia, phải đỏ mắt lắm mới tìm được một, hai đôi gà 7, 8 cựa.
Ông Lý Phúc Lâm, xóm Quẩy rít mạnh một hơi thuốc lào, mắt lim dim kể: “Người Dao coi trọng nhất ngày lập tịch (lễ công nhận sự trưởng thành của người con trai – PV). Vào ngày này, dù gia đình giàu hay khó vẫn nhất thiết phải chuẩn bị 20 con gà nhiều cựa để chứng thực với tổ tiên”.
Gà nhiều cựa khi ấy gắn rất chặt với đời sống tâm linh của người Dao bản địa. Có được con gà Chúa (đủ 9 cựa) trong nhà cũng đồng nghĩa với việc có một địa vị khá cao giữa cộng đồng.
Đang mặn chuyện, bỗng, ông Lâm im lặng. Đôi mắt đỏ hằn lên, những nếp nhăn khắc khổ ép chặt về phía trán. Ông bảo, sở dĩ người Dao tôn sùng gà, coi trọng gà vì nó là con của thần rừng, thần núi. Gà từ rừng hoang bay ra sống với người, đuôi dài và cong vút như nước dòng thác Kẹm. Gà trống đàn sống lâu năm thì mào đỏ và dài như hoa chuối rừng tháng 6, và mỗi con chiếm cứ một mảng rừng. Sáng sớm, gà chúa nhảy lên ngọn đồi cao đón nắng mà cất tiếng. Tiếng gáy vang xa, kiêu hùng, độc tôn và ngạo nghễ.
Gà nhiều cựa thường rất hiếu chiến, nhất là những con gà trống. Chú gà lạ nào lớ ngớ đi vào vùng nuôi thả của gà nhiều cựa là bị đánh cho tơi bời, lông, mào tã tượi và chỉ có cách chạy tháo thân.
Trong trí nhớ của những người đầu tiên “xông” đất rừng Xuân Sơn cũng còn nguyên vẹn cái ấn tượng vừa kinh hoàng, vừa thú vị khi lần đầu thấy những con gà “nhiều chân” chạy quanh bản Cỏi. Gà chỉ bé như gà ri, lông dài như đuôi công. Chân con nào con đấy to ngang gà Đông Cảo, tua tủa cựa. Anh em vui miệng kháo nhau về giống gà nhiễm dioxin, bản gà dioxin ngay trong đáy rừng.
Có người kỳ công hơn đã dồn bằng được một con gà vào góc núi. Mồ hơi ướt đầm áo, mặt đỏ gay mới tóm cánh, buộc được chân gà mà đếm. Nhưng, vì là giống gà dữ, nên sau cuộc vây bắt, cả người, cả gà đều… tơi tả.
Khắc khoải tìm "Chúa gà"
Nhớ lại những ký ức vạm vỡ ngày xưa, ông già Lý Phúc Lâm lại lặng im trong căn nhà tối. Đóm lửa cháy lập lòe. Chốc chốc, lão lại nghểnh tai lên hòng nghe tiếng gáy vang xa của Chúa Gà. Nhưng, núi chỉ đáp lại những âm thanh rền rĩ của rừng đêm.
Từ khoảng gần 1 năm nay, gà chín cựa đích thực đã dần bỏ bản người Dao về với trời, với núi. Vào vựa gà Xuân Sơn bây giờ có đốt đuốc, đỏ đèn thì cũng không thể kiếm đâu ra một “ông gà thiêng” đúng nghĩa.
Lý Phúc Lâm, mắt buồn rượi, chao nghiêng cốc rượu chua chát nói: “Năm ngoái, nhà mình cũng còn một Chúa, sang đến năm nay thì tiệt sạch”.
Anh Hùng, cán bộ Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã có đến 9 năm ăn bản, ngủ rừng với dân xóm Cỏi cũng không giấu nổi tiếc nuối. Thậm chí, anh còn bi quan hơn khi khẳng định: đến gà 8 cựa, cả bản cũng chỉ còn một con. Đây cũng là con gà trống đàn duy nhất còn sót lại tại bản Cỏi hiện nay.
Ông Ba Mạnh, người xóm Lấp cười nói rổn rảng khi biết có khách đến… hỏi xem chân gà quý nhà mình. Nhấp vội cốc nước, ông phăm phăm lội qua suối đuổi gà. Trước khi đi, ông còn với lại: “Gà nó bay giỏi, các anh cứ ngồi uống nước đợi. Lâu đấy”.
Mất chừng nửa giờ đánh vật với “dị thú”, người đàn ông đen nhẻm đã xách ngược được cặp chân gà cho khách ngắm.
Quả đúng như lời đồn, con gà mắt sáng quắc, không hoảng ngay cả khi bị giữ chặt. Mào đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Riêng cặp chân thì to, chắc và mọc đều 4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn độc.
Ông Ba hổn hển thở, chỉ vào con gà kể: “Tháng trước có người dưới xuôi lên hỏi mua lại con gà với giá 2 triệu. Nhưng vì cả bản chỉ còn nó để gây giống lại nên có trả cao hơn tôi cũng không ưng”.
Trong khi chúng tôi đã mắt tròn mắt dẹt nhìn “ông gà lạ”, ông lão Lý Phúc Lâm lại lặng lẽ ngồi rít thuốc lào. Ông vẫn nhớ về Chúa gà như một niềm khắc khoải không nguôi. Gà bỏ bản, bỏ người Dao về rừng, ông biết ăn nói thế nào với tổ tiên?
Nỗi lo sợ của ông lão là có thực.
Gà chín cựa bặt tăm hơn một năm nay cũng là có thực.
Giờ đến cả con cháu, hậu duệ hay tùy tùng của ông Chúa gà cũng dần thưa bóng. Dịch tụ huyết trùng bùng lên khắp bản từ tháng 3 năm ngoái đã dần gọi đàn gà quý về trời. Tính đến nay, cả bản Cỏi chỉ sót lại chừng chục con gà nhiều cựa.
Đau đáu hơn, người Dao trẻ tuổi hình như đã quên đi những huyền tích xa xưa của mình. Những đầu nậu dưới xuôi, nghe tiếng gà “tam bảo”, kỳ dị, lũ lượt kéo nhau lên mua hàng. Các gã ra giá 160.000 đồng một cân gà nhiều cựa, tiền triệu cho gà từ 7 cựa trở lên. Thậm chí, chưa thỏa mãn, có kẻ xin mua cả dàn trứng về ấp.
Và thế là, tiền vào nhà, gà xuất chuồng. Gà nhiều cựa bị vặt lông, cắt cổ, trừng trừng mắt nhìn thực khách bên bàn lẩu nghi ngút khói. Gà Chúa và đoàn tướng tùy tùng cứ dần dần biến mất….
Điều đáng nói hơn là những nỗ lực nhân giống gà hầu hết đều thất bại. Bởi giống gà này ít chịu phối giống với các loại gà khác, đưa đi xa thì lại không sống nổi.
Chúng tôi hiện chỉ còn có thể ngắm nhìn vẻ oai vệ của Chúa rừng Xuân Sơn qua bức ảnh hoen ố vì thời gian do các cán bộ Vườn Quốc gia chụp được cách đây 5 năm. Đây cũng là bức ảnh cuối cùng thực sự ghi nhận bóng dáng của “ông gà quý” đất Tổ Hùng Vương.
Biết chúng tôi chỉ dừng chân ở Xuân Sơn được vài ngày, người dẫn đường già, ông lão Lý Phúc Lâm ngồi lặng im trong bóng tối kể nốt câu chuyện làm quà với những vị khách lạ cất công từ dưới xuôi lên.
Câu chuyện của ông không đầu, không cuối về “Chúa gà””. Chuyện là thế này: Ở bản, có ông Triệu Văn Khang, xót hậu duệ của chúa gà, đã tự tay phát cây trong một lũng sâu làm bãi cách ly gà. Bãi cách bản chừng vài cây qua con suối Báng. Lạ thay, cầy cáo xung quanh không dám động đến đám hậu duệ của chúa gà. Ngày ngày, đoàn tùy tướng của chúa gà Xuân Sơn vẫn kéo nhau vào rừng kiếm ăn, không chịu đi chung với đám gà nhà cùng nuôi ở đó.
“Thế mới thấy, cái khoảnh rất mực của dòng dõi gà thần Xuân Sơn”, giọng hào sảng của ông già miền rừng bỗng chùng xuống như tỏ vẻ tiếc nuối về thời quá vãng đã xa./.
"Năm 1994 tôi chỉ cần bán 1.000 quả cau là có thể mua được 5 chỉ vàng. Một vụ thu hoạch cau, tôi đã mua được ngôi nhà với giá trị là 10 cây vàng".
Những nàng dâu mới về nhà chồng chưa thạo mua sắm lại rơi vào năm lương thưởng kém nên để được đẹp mặt, được lòng… nhiều nàng dâu thời @ đã phải đau đầu tính toán. Đây là chủ đề được các nàng dâu trẻ bàn tán xôn xao trong dịp cận tết.
Thưởng tết bèo bọt, giá cả leo thang khiến các bà nội trợ đau đầu tính cách tiết kiệm chi tiêu tết. Săn hàng giảm giá, mua chung, mua tận gốc, về quê sắm tết, tự chế biến... là những chiêu mà bà nội trợ rỉ tai nhau để thu vén cho được một cái tết ấm cúng.
Họ từng có một thời chưa xa tiêu tiền như nước nhưng giờ đây họ đang méo mặt, học cách tiết kiệm cho những khoản chi không thể tiết kiệm hơn cho cái tết đang đến gần.
Khảo sát tiến hành với 50 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau cho thấy, gần một nửa không thưởng Tết cho nhân viên. Số còn lại chủ yếu chỉ trả tháng lương thứ 13 như quy định của Luật Lao động.
Trong khi các thị trường thế giới đang bắt đầu "ăn mừng" khi chứng kiến các dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, đại dịch virus cúm A/H1N1 vẫn được xem là một nguy cơ lớn, có thể hủy hoại sự hồi phục mới chớm nở này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận, hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng phát triển nhanh về mạng lưới, quy mô nhưng phương pháp và cơ chế quản lý chưa theo kịp, chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế.
Từ năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi hoàn toàn trường bán công thuộc hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục Tp.HCM đã chuyển một số trường bán công thành trường công lập tự chủ tài chính.
Ngày 23-8 tại thành phố Huế, UBND tỉnh TT-Huế đã tổ chức hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch và bàn giải pháp thu hút các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến tỉnh TT-Huế”.
Thời điểm này, sau niềm vui trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, các tân sinh viên mà đa phần từ các tỉnh về Hà Nội, Tp.HCM học tập, đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm chỗ ở.
Hà Nội có 456 chung cư cũ với tổng diện tích khoảng 1 triệu m2 cần cải tạo xây dựng lại. Hiện tiến độ triển khai của hầu hết các dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ đều rất chậm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.