Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phòng cúm H1N1 theo y học cổ truyền Ấn Độ

 
Bác sĩ khám bệnh cho học sinh tại một trường học ở Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Có những biện pháp phòng dịch cúm A/H1N1 đơn giản, rẻ tiền mà lại rất hiệu quả như lời khuyên của các thầy thuốc y học cổ truyền Ấn Độ dưới đây. 


1. Ăn 5 lá húng quế (tên y học là Ocimum sanctum) rửa sạch vào mỗi buổi sáng. Húng quế chứa nhiều chất có tính năng chữa bệnh, giúp làm sạch họng và phổi, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bằng cách đó giúp ngăn chặn sự viêm nhiễm.

2. Nuốt một hoặc hai miếng nhỏ (bằng viên thuốc) long não trong một tháng. Người lớn có thể dùng nước ấm để nuốt, còn trẻ em có thể nuốt cùng với một miếng chuối chín hay thìa bột khoai tây nấu đánh nhuyễn. 

Nên nhớ không được nuốt long não hàng ngày mà chỉ một lần trong một tháng.

3. Những người có thể ăn được tỏi sống nên nuốt 2 nhánh vào mỗi buổi sáng. Tỏi sống có tác dụng kháng viêm và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

4. Những người thích uống sữa có thể uống một cốc sữa nóng kèm theo một chút bột nghệ vào mỗi tối.

5. Hàng ngày uống một thìa nước ép cây lô hội sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp điều trị bệnh viêm da và khớp xương. 

6. Thực hành phương pháp thở Pranayam (cách thở yoga Ấn Độ) và đi bộ vào buổi sáng. Điều này giúp giữ cho họng và phổi luôn ở trạng thái hoạt động tốt, tinh thần phấn chấn và tăng cường khả năng của cơ thể trong việc chống lại sự tấn công của virus qua đường hô hấp.

7. Ăn các loại quả có múi (cam, bưởi, quýt…). Đây là các loại quả giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của cơ thể. 

8. Rửa tay hàng ngày bằng xà phòng và nước ấm mỗi lần trước khi ăn hoặc sau khi tay chạm vào vật nghi có virus cúm như tay vặn cánh cửa, dụng cụ mở nút chai rượu hay bia, đặc biệt sau khi trở về nhà từ nơi đông người hay trên phương tiện giao thông công cộng… 

Đeo khẩu trang mỗi khi cần phải có mặt chỗ đông người và cũng cần nhớ rằng mỗi khẩu trang mới cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. 

Mỗi người không nhất thiết phải áp dụng tất cả các biện pháp trên cùng lúc mà có thể lựa chọn một vài biện pháp phối hợp. 

Những biện pháp này chỉ có tác dụng phòng ngừa và không thể sử dụng để điều trị cúm A/H1N1. Khi đã xác định nhiễm cúm A/H1N1, người bệnh phải được cách ly và điều trị trong bệnh viện theo chỉ dẫn của các bác sỹ./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi