Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tồn kho và tăng trưởng

Theo thông báo của tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp (đã loại bỏ yếu tố giá) bảy tháng đầu năm tăng 5,1%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với sáu tháng đầu năm (4,8%); nếu xét về phía “cung” đó là một tín hiệu đáng mừng; nhưng nếu xét về phía cầu, một số nhóm hàng có tốc độ tăng tồn kho rất cao so với cùng kỳ năm trước. Thực ra trong một nền kinh tế sự thay đổi cấu trúc của các ngành thường có liên quan chặt chẽ với nhau: một số ngành phụ thuộc nhiều vào các ngành khác trong khi một số ngành khác chỉ phụ thuộc vào một số ít hơn các ngành còn lại. Do vậy sự thay đổi của một số ngành sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế hơn các ngành khác.

Tồn kho của 7 tháng 2009 so cùng kỳ 2008 của ngành công nghiệp chế biến và hệ số lan toả

Các phân tích I/O thường dựa trên các liên kết ngược (backward linkages) và liên kết xuôi (forward linkages). Các liên kết này là các công cụ đo lường mối liên hệ của một ngành với các ngành khác, với vai trò một ngành sử dụng đầu vào hay một ngành cung cấp đầu vào.

Hệ số lan toả (Index of the power of dispersion) dùng để đo mức độ quan trọng tương đối của một ngành với tư cách là bên sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ làm đầu vào từ toàn bộ hệ thống sản xuất; hệ số lan toả được xác định bằng tỷ lệ của tổng các phần tử theo cột của ma trận Leontief so với mức trung bình của toàn bộ hệ thống sản xuất. Nhóm sản phẩm nào có hệ số lan toả lớn hơn 1 sẽ có ảnh hưởng kích thích toàn bộ hệ thống kinh tế tốt nhất.

So sánh mức độ tăng tồn kho của một số nhóm hàng với hệ số lan toả của các nhóm hàng tương ứng có thể thấy, những nhóm hàng có tốc độ tăng tồn kho cao cũng là những nhóm ngành có hệ số lan toả lớn hơn, điều này dẫn đến:

– Những nhóm ngành có hệ số lan toả cao khi tiêu thụ (cho tiêu dùng cuối cùng hoặc xuất khẩu) sẽ lan toả đến tăng trưởng của nền kinh tế;
– Việc tăng trưởng công nghiệp dường như không có ý nghĩa lắm nếu lượng tồn kho các mặt hàng có độ lan toả đến nền kinh tế cao;
– Để kích thích việc tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm cần giảm lượng tồn kho và kích cầu tiêu dùng những sản phẩm được sản xuất trong nước của những nhóm hàng có độ lan toả và mức tồn kho cao;
– Về phương diện cầu (GDP = tổng cầu cuối cùng), tồn kho cũng là một nhân tố của cầu và một điều dễ nhận thấy khi tồn kho và cung trong nước tăng lên đồng nghĩa với tiêu dùng cuối cùng của dân cư hoặc xuất khẩu giảm xuống. Điều này không giúp gì cho việc tăng trưởng GDP.
Chỉ số lan toả là tính toán của tác giả dựa vào bảng input-output, 2005.
– Ngoài ra, từ số liệu của Tổng cục Thống kê công bố tỷ lệ tăng về tồn kho từ năm 2005 đến 2008 rất cao (33,5%; 37,2%; 36,6% và 33,2%) trong khi năm 1999 tăng trưởng về tồn kho – 4,38%, năm 2000 là 9%.
– Tỷ trọng tồn kho chiếm trong GDP theo cả hai loại giá tăng dần, theo giá thực tế tỷ lệ này của năm 1999 là 1,93% đến năm 2008 là 5,13; theo giá so sánh tỷ lệ tồn kho chiếm trong GDP cao hơn ở những năm gần đây, năm 1999 là 1,77% đến năm 2008 là 5,85%.
– Như vậy việc kích cầu tiêu dùng nội địa (vì xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường bên ngoài) là cần thiết cho tăng trưởng. Thời gian qua Chính phủ đã thực hiện các biện pháp kích cầu, cần đánh giá hiệu quả của các biện pháp này thế nào, nên tập trung kích cầu các nhóm hàng tồn kho có hệ số lan toả cao nói trên.


(Theo Bùi Trinh, Dương Mạnh Hùng/SGTT)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Hàng nội và tư duy tiểu nông
  • Bán sản phẩm độc hại phải coi như tội ác…
  • Doanh nhân nội giữ vai trò chính
  • Thay đổi thói quen tiêu dùng
  • Sống bên lề sân golf
  • Thông xe cầu Phú Mỹ: Lo đường chưa thoáng
  • Chiếu xạ không thể biến thịt “bẩn” thành sạch
  • TP.HCM: dứt hạn bà chằn, lại mưa ngập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi