Một thập niên lại đây, mỗi năm miền Trung phải hứng chịu 10 - 12 cơn bão, bên cạnh đó là sự cố tràn dầu khiến hệ thống môi trường biển ở đây bị tổn thương nặng nề.
Ông Thuận nói: “Miền Trung, nơi có đến hơn 41,4 triệu dân sinh sống, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 53% tổng dân số cả nước, đang đối diện với biển động dữ dội, thường xuyên hứng chịu thiên tai và sự cố môi trường từ phía biển vào”.
Tháng 11, cơn bão số 11 gây tổn thất nặng nề về cơ sở vật chất và hệ sinh thái. Riêng tại vịnh Vân Phong (Khánh Hoà), bão khiến 120 nhà sập, 1.420 ha ngập nước hoàn toàn, hơn 39 km đường bê tông hư hại, hàng trăm lồng cá bị cuốn trôi dù vịnh được dải cồn cát cao 10 - 20m che chắn ở phía Đông.
Vịnh Chu Lai - Dung Quất (Quảng Nam, Quảng Ngãi) gánh chịu những hậu quả tương tự. Cơn bão số 9 làm tổn hại về nhà cửa, trường học, đền chùa, khu nghỉ dưỡng, công trình du lịch biển…, đến nay nhiều gia đình nghèo vẫn chưa dựng lại được nhà.
Bão, lũ gây ngập đồng ruộng, suy thoái hệ sinh thái rừng phòng hộ, xói lở bờ biển, phá vỡ đê kè, làm mắc cạn tàu vận tải...
![]() |
Các nhà khoa học ký cam kết chung tay chống biến đổi khí hậu vùng biển miền Trung. |
Kỹ sư Chế Bá Hùng, Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên, khẳng định: “Khai thác khoáng sản, cộng với tác động của biến đổi khí hậu, sự cố tràn dầu, đã làm cho biển miền Trung ô nhiễm hết sức nghiêm trọng, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Một số kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, thủy ngân... đã vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng xấu đến kinh tế, sức khoẻ con người”.
Hàm lượng các chất gây ô nhiễm ở biển miền Trung dao động 57,49 - 644,91 mg/kg, cyanua 0,07 - 0,37 mg/kg, kim loại nặng 2,28 - 32,11 mg/kg. Nhiều hoá chất bảo vệ thực vật như lindan, aldrin, endrin… tồn tại với lượng lớn, đe dọa sức khoẻ con người.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính. Nạn phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không hợp lý... làm tăng khí nhà kính. Tại Thừa Thiên - Huế, mực nước biển tăng từ 1 - 2 mm mỗi năm.
Để giải quyết vấn đề này, tiến sĩ Dương Viết Tình (ĐH Nông Lâm Huế) cho rằng: “Cần đánh giá khả năng cố định CO2 của một số trạng thái rừng phòng hộ khu vực đầu nguồn ven biển để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu ở miền Trung. Bởi vai trò của rừng và lâm nghiệp có thể giảm nhẹ khí nhà kính. Dưới góc độ quốc gia cũng như góc độ toàn cầu, cần có những giải pháp lâu dài nhằm bảo vệ vùng biển miền Trung. Có nghĩa là phải giảm thiểu những tác động của lượng khí thải CO2 công nghiệp lên vùng biển”.
(Theo Báo Đất Việt)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com