Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội: Giá cát tăng 50% vì... sông cạn

Nếu như chỉ cách đây 1 tháng, cát vàng về đến chân công trình xây dựng tại Hà Nội khoảng 125.000 đồng/m3 thì mấy ngày nay mỗi "khối" đã đột ngột tăng thành 200.000 đồng.

Lý do cát tăng giá giữa "mùa xây dựng" này được các chủ bán vật liệu giải thích: Do sông Hồng cạn trơ đáy, không chuyển được cát bằng tàu thuyền, "kẹt" đường thủy, phải vận chuyển bằng đường bộ nên đội giá thành!

Xây dựng "mạnh" nhất hiện nay tại Thủ đô là khu vực mới mở rộng, đang phát triển. Người bán được đất thổ cư, hoặc được đền bù đất nông nghiệp thường xây ngay nhà. Người mua được đất thổ cư, hoặc đất dự án cũng cấp tập xây dựng, nếu không phải xây hẳn một ngôi nhà "hoành tráng" thì cũng là xây tường bao (ranh giới). Các khu vực "Hà Nội mới" này tiêu thụ vật liệu nhiều hơn hẳn khu vực đã ổn định tại các phố trung tâm.

Chị Kim Dung - chủ công trình xây dựng tại xóm Vinh Quang, thôn Bạch Thạch, xã Hòa Thạch (Quốc Oai, Hà Nội) cho hay, 3 xe cát vàng về đến công trình của chị chỉ mua mỗi xe cách nhau 1 tuần mà giá khác nhau "trời vực": đầu tháng 12 khoảng 125.000 đồng/m3, giữa tháng 150.000 đồng/m3 và cuối tháng chị phải trả mỗi "khối" cát 200.000 đồng!

"Khi tôi kêu đắt, chủ cửa hàng vật liệu còn tưng tửng bảo mua được ở đâu rẻ hơn cứ mua, nhất định không bớt, thậm chí gợi ý tôi thay thế cát vàng bằng mạt đá vụn lấy từ các mỏ đá hộc" - chị Dung cho biết.

Thực tế, người dân ở các khu vực Hà Tây cũ nơi có nhiều mỏ đá vẫn thường "sáng kiến" thay cát bằng mạt đá. Bình thường mạt đá rất rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng/m3, nhưng khi cát xây dựng tăng giá những ngày này thì... hỏi đến mạt, các chủ vật liệu cũng "chém đẹp": 130.000 đồng/m3 đến chân công trình, theo kiểu "nước nổi lo chi bèo chẳng nổi"!

Tá hỏa, khá nhiều hộ gia đình đang xây dựng đã tính chuyện "đắp chiếu" công trình chờ... cát xuống giá. Những người "chẳng đặng đừng" đang xây dở nhà đón Tết, hoặc đã trót mua nhiều vật liệu khác (gạch, xi-măng, sỏi...) nay không thể thiếu cát mới đành "cắn răng" chịu cát giá cao.

Anh Ngọc Hải - một "chủ đất" tại xã Đông Yên (Quốc Oai) đang có nhu cầu xây dựng nhưng đã vội ngừng trước tình hình giá cát tăng cao - nhận xét: "Chết nỗi, thời gian gần đây rất nhiều hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội mở ra xây dựng, phần vì vừa qua giá vật liệu nói chung dễ chịu, phần vì lo đến hết tháng 12/2009 cá nhân xây nhà ở riêng lẻ tại các huyện khu vực 3 Hà Nội và Sóc Sơn sẽ lại phải chịu phí xây dựng (đang được hoãn). Ai ngờ đúng lúc đang xây dựng "nước sôi lửa bỏng" nhất thì cát tăng".

Cũng theo "chủ đất" này, thật oái oăm vì vật liệu tăng giá lại là cát - thường được coi là "của trời cho", nhưng không thể thiếu khi xây dựng. "Nếu như gạch nung tăng giá, tôi sẽ mua gạch không nung, hoặc nếu không xây gạch đỏ tôi sẽ xây gạch xỉ, hoặc đá ong; không mua xi-măng hãng này thì hãng khác... nhưng đợt này các vật liệu kia vẫn giữ giá còn cát lại tăng" - anh Hải nói.

Về tài nguyên cát nói riêng và cát vật liệu khai thác từ lòng sông địa phận Hà Nội mở rộng nói chung, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội cho hay đang tiến hành một đề án hoạch định, sắp xếp các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng dọc khoảng 112km sông Hồng, 32km sông Đà và 70km sông Đáy, nhằm bảo vệ các tài nguyên này, tăng thu cho ngân sách và an toàn dòng chảy, đê điều, môi trường ven sông.

Từ đầu năm 2009 đến nay, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã 5 - 6 lần xuống thấp kỷ lục. Dự kiến khô hạn trên diện rộng tại Bắc Bộ sẽ còn kéo dài đến hết tháng 4/2010.

(VietNamNet)

  • Kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng đạt gần 900 triệu USD
  • Cải thiện môi trường đầu tư ở Lâm Đồng góp phần chống suy giảm tăng trưởng kinh tế hiện nay
  • Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị qua 20 năm đổi mới
  • Phát triển kinh tế trang trại ở Hà Nội: Còn nhiều rào cản
  • Chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL: Quanh con tôm lại 'nóng'
  • Dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngành nông nghiệp Hà Nội năm 2009: Khó kịp về đích
  • Ninh Bình: Nguồn vốn kích cầu đã phát huy hiệu quả
  • Thăm dò, khai thác đá vôi tại tỉnh Hải Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi