Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án quy hoạch phòng, chống lũ TP Hà Nội đến năm 2020: Trị thủy sông Hồng, cách nào hiệu quả?

Lãnh đạo UBND TP vừa tổ chức cuộc họp tập thể bàn về dự án quy hoạch phòng, chống lũ (PCL) chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020.

Công trình Cống đầu mối được xây dựng nhằm đưa nước sông Hồng vào cải tạo dòng sông Đáy. Ảnh: Thái Hiền

Theo Viện Quy hoạch thủy lợi (QHTL) - đơn vị tư vấn, sự cần thiết của dự án là để định hướng công tác PCL; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; mục tiêu quốc phòng, an ninh… Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại hội nghị vẫn băn khoăn về những căn cứ pháp lý, khoa học mà đơn vị tư vấn nêu ra khi triển khai dự án.

 Nên hay không xóa bỏ vùng phân lũ, chậm lũ?

Theo Viện QHTL, Hà Nội mở rộng còn nhiều xã thuộc các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Mỹ Đức... nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ để bảo vệ an toàn cho Thủ đô nay không còn phù hợp. Mặt khác, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy đoạn qua Hà Nội là những tuyến sông thoát lũ chính hiện nay cả phần lòng dẫn nước và bãi tràn đang bị bồi lắng, nhiều bãi giữa sông có xu thế phát triển rộng ra hai bên. Tình trạng lấn chiếm, đổ đất, chất thải ra lòng sông, bãi sông diễn biến phức tạp và ngày càng khó kiểm soát; vi phạm Luật Đê điều xảy ra ở nhiều nơi. Trong khi đó, do không còn dòng chảy nên từ lâu sông Đáy đã trở thành dòng "sông chết".

 Với mong muốn làm sống lại sông Đáy, Viện QHTL đã đưa ra phương án đưa nước từ sông Hồng vào thông qua hệ thống cống phân lũ, đồng thời kiến nghị bỏ vùng phân lũ, chậm lũ. Theo đó, việc phân lũ từ sông Hồng vào sông Đáy có các công trình điều tiết với lưu lượng 2.500 m3/s đảm trách; bỏ công trình đập Đáy cũ, xây mới công trình đầu mối phân lũ sông Đáy, xóa bỏ các khu chậm lũ ở Chương Mỹ, Mỹ Đức và hữu Đáy thuộc Hà Nam; cải tạo, nạo vét sông Đáy nhằm tận dụng, bảo vệ được quỹ đất 10.800ha vùng lòng hồ Vân Cốc, bãi dọc sông Đáy và bảo vệ được 36.547ha đất tự nhiên của 2 huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức.

 

* Theo số liệu điều tra của Viện QHTL khi thực hiện dự án phải di dời 19.610 hộ nằm trong chỉ giới thoát lũ trên các sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Cầu.

* Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện dự án là 90 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, trước mắt không nên đặt vấn đề bỏ vùng phân lũ, chậm lũ vì chưa đủ căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn. Dự án chỉ quy hoạch đến năm 2020, quỹ thời gian được 10 năm, trong khi quy hoạch vùng Thủ đô đang nghiên cứu đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và quan trọng nhất là Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể sông Hồng. Vì vậy, trước mắt chỉ nên kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm nghiên cứu tổng thể về công tác PCL Thủ đô trong điều kiện mở rộng. Phó Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc Vũ Tuấn Định nhận định, nếu sông Đáy không giữ nhiệm vụ phân lũ, chậm lũ nữa thì cần tính toán đưa nước sông Đà vào để giảm được lưu lượng nước sông Hồng và làm sống lại sông Đáy. Đồng tình với quan điểm này, nhiều ý kiến cho rằng nên lấy nước từ sông Đà vào vì nếu lấy nước từ sông Hồng vào mùa khô sẽ gặp khó khăn.

 Hạ đất bãi hay xén bãi?

Liên quan đến các phương án trị thủy sông Hồng, việc sử dụng đất bãi và bãi giữa sông Hồng đã thu hút nhiều ý kiến tranh luận. Viện QHTL cho biết, dự án có một số điểm tương tự với nghiên cứu sông Hồng do thành phố Xơ-un (Hàn Quốc) giúp Hà Nội triển khai đề tài nghiên cứu "Lập quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội". Dự án do Xơ-un nghiên cứu đưa ra phương án trị thủy sông Hồng là nạo vét lòng sông ở mức nước thấp và xén bãi, còn Viện QHTL cho rằng, phải hạ bãi đến cao trình +8m đến +9m để tăng khả năng thoát lũ.

 Bảo vệ quan điểm này, Phó Chủ tịch UBND TP Trịnh Duy Hùng nhấn mạnh, nếu xén bãi, nạo vét lòng sông sẽ xảy ra bồi lắng làm hạ mực nước sông Hồng về mùa khô, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nếu cắt gọt một phần, tôn cao bãi sẽ làm gia tăng mức phân lũ sang sông Đuống, giảm khả năng thoát lũ về phía cầu Long Biên khoảng 9-10% lượng lũ. Ngoài ra, tại các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi của các chuyên gia đầu ngành về trị thủy của Việt Nam cũng đều nghiêng về phương án hạ bãi cho sông Hồng.

 Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo lưu ý, khi lập dự án phải xác định được chỉ giới thoát lũ, trên cơ sở đó mới quy hoạch đê điều, sử dụng đất, xây dựng các công trình. Các phương án kiến nghị bỏ vùng phân lũ, chậm lũ; hạ bãi, xén bãi, nạo vét lòng sông phải được tính toán kỹ trên cơ sở khoa học, thực tiễn. Về tính thực tiễn của dự án, các đại biểu đều nhấn mạnh, việc quy hoạch PCL chi tiết cho từng tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội là quy hoạch có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội.

 Dự án sẽ tạo cho Thủ đô diện mạo mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH, dân sinh. Tuy nhiên, dự án cần có sự đánh giá hài hòa, tổng thể và đồng bộ với các dự án khác liên quan để tránh sự chồng chéo, trùng lặp gây lãng phí thời gian, công sức. Hà Nội sẽ chủ động được nguồn kinh phí cho việc đầu tư, tôn tạo hệ thống đê, kè cũng như cải tạo các lòng sông. Vấn đề quan trọng là đơn vị tư vấn và thiết kế phải chỉ rõ được phần đầu tư nào thuộc thành phố, phần đầu tư nào thuộc Bộ NN&PTNT để có phương án đầu tư hiệu quả.

(Theo HNM)

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

  • Ứng Hòa (Hà Nội): Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Cụm CN Bắc thị trấn Vân Đình
  • Kiên Giang phát triển nghề nuôi thủy sản
  • Hà Nội: Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Canh Dần 2010 sẽ tăng 20%
  • Hà Nội: Giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,26%
  • Trà Vinh - Điểm hẹn hấp dẫn các nhà đầu tư
  • TPHCM: thay đổi quy định về kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm
  • UBND TP Hà Nội cũng có dự án treo
  • Thái Bình: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi