Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm đường ra biển cho hàng hóa miền Tây Nam bộ

Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng nghe công tác chuẩn bị thi công. - tinkinhte.com
Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng nghe công tác chuẩn bị thi công. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Sáng 27/12, tại Trà Vinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công Dự án xây dựng luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu.

Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của ngành hàng hải nói riêng, đánh dấu bước quan trọng trong việc tìm đường ra biển cho hàng hóa xuất nhập khẩu của cả vùng Tây Nam bộ.

Hiện nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15 triệu tấn/năm, nhưng hệ thống cảng sông, cảng biển chưa phát triển. Cần Thơ và Cái Cui là hai cảng lớn nhất, nhì trong khu vực nhưng cũng chỉ có thể tiếp nhận tàu khoảng 3.000-5.000 tấn.

Còn lại 70-80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng này dồn lên cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ, gây áp lực lớn cho giao thông đường bộ trên Quốc lộ I và tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm tăng chi phí và thời gian vận tải hàng hóa, gây bất lợi cũng như giảm lợi thế cạnh tranh đối với hàng nông sản.

Vì vậy, việc khởi công Dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Khi sông Hậu được mở thông ra biển với khả năng tiếp nhận tàu biển trọng tải lớn sẽ góp phần giảm tải giao thông cho Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ được giảm tải.

Hàng hóa - nguyên vật liệu của nông dân có điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ nhờ khâu vận chuyển được thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí vận chuyển, góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Mặt khác, việc phát triển tuyến luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu nói riêng và mạng lưới cơ sở hạ tầng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung không chỉ có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, quốc phòng, mà còn có ý nghĩa đặc biệt về chính trị-xã hội trong việc nâng cao đời sống của đồng bào 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Xây dựng luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu là dự án trọng điểm quốc gia, nằm trên địa phận 2 huyện Duyên Hải và Trà Cú của tỉnh Trà Vinh. Tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.

Dự án sẽ được hoàn thành thành trong vòng 36 tháng. Khi dự án được hoàn thành, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu có trọng tải lớn từ 10.000 đến 20.000 tấn ra vào các cảng trên sông Hậu.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tỉnh Trà Vinh bảo đảm tốt công tác giải phóng mặt bằng, an ninh trật tự để tạo thuận lợi cho thực hiện dự án; đồng thời yêu cầu các ngành liên quan và nhà thầu tập trung nguồn lực thực hiện dự án đúng tiến độ, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và trao đổi với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Trà Vinh về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh sau 18 năm tái lập.

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Trà Vinh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội sau 18 năm tái lập tỉnh, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%, tất cả trạm y tế xã đều có bác sỹ, cứng hóa mạng lưới giao thông đến tất cả các xã…

Riêng năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Trà Vinh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8,2%, trong đó giá trị sản lượng công nghiệp đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tăng gần 7% so với năm ngoái, sản lượng lúa đạt trên 1.000 tấn, tạo việc làm cho 18.000 lao động; xây dựng gần 1.400 nhà tình nghĩa…

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục chuyển biến tích cực. An ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được củng cố vững chắc.

Thủ tướng nêu rõ 2 lĩnh vực khó khăn nhất đối với Trà Vinh là hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém và tỷ lệ hộ nghèo cao tới 19%. Do vậy, tỉnh cần phát huy thế mạnh kinh doanh du lịch và cảng trung chuyển để phát triển bền vững.

Khẳng định Trung ương đang tiếp tục tạo điều kiện và hỗ trợ Trà Vinh phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phát triển các công trình hạ tầng cơ sở lớn, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ đang tích cực tìm nguồn vốn để sớm khởi công cầu Củ Chiên nhằm phá thế cô lập và rút ngắn khoảng cách giữa Trà Vinh với Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đây là trách nhiệm của cả Trung ương và địa phương, nhưng trước hết Trà Vinh cần tính toán xây dựng các chương trình, dự án cụ thể phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm đối với các hộ chính sách, hộ nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là đồng bào Khmer; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và phát triển giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thủ tướng cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh Trà Vinh tiếp tục quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc và tôn giáo; tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Khmer hoạt động tín ngưỡng cũng như tham gia tích cực các phòng trào thi đua yêu nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • TPHCM kiến nghị tăng ngân sách cho hạ tầng giao thông
  • Hà Nội : Chủ động hội nhập
  • Không có nhiều biến động lớn
  • Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương năm 2009 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái
  • TP.HCM phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%
  • Khai thác tiềm năng khoáng sản ở Bắc Cạn
  • Sẽ có tuyến đường sắt cao tốc dưới lòng sông Hậu
  • Sơn La cần phát huy công nghiệp thủy điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi