Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ủy ban thường vụ Quốc hội: Xem xét tiêu chí dự án, công trình xin chủ trương Quốc hội

Theo Tờ trình của Chính phủ, có 5 tiêu chí xác định các dự án, công trình quan trọng quốc gia như quy mô vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên trong đó vốn Nhà nước chiếm từ 30%.

Mô hình Thủy điện Lai Châu, dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư

Tại phiên họp thứ 31 khai mạc hôm nay (6/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho cho ý kiến Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Các thành viên UBTVQH nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 66 ngày 29/6/2006 của Quốc hội, để phù hợp với tình hình mới và đồng bộ với hệ thống pháp luật về đầu tư sử dụng vốn nhà nước đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị cần đánh giá việc thực hiện Nghị quyết trong thời gian qua để có cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung.

Các thành viên UBTVQH tập trung cho ý kiến  một số vấn đề chưa thống nhất như ban hành 1 Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 66 hay 2 Nghị quyết riêng cho các dự án, công trình đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước; Tiêu chí về các dự án, công trình quan trọng quốc gia...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cho biết “Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị chỉ ban hành 1 Nghị quyết áp dụng cho cả 2 loại dự án, công trình”.

Vì theo ông Hiền, hầu hết các điều trong 2 dự thảo Nghị quyết đều có nội dung tương tự.

Nghị quyết chung sẽ quy định tiêu chí cụ thể đối với từng dự án-công trình đầu tư trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, với dự án-công trình đầu tư ra nước ngoài thì không nên gọi là “quan trọng quốc gia” vì tính chất quan trọng quốc gia do pháp luật nước sở tại quy định.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cần nghiên cứu ban hành 1 Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 66 mà không nên ban hành thêm Nghị quyết mới điều chỉnh dự án, công trình quan trọng trong đầu tư nước ngoài.

Theo Tờ trình của Chính phủ, có 5 tiêu chí xác định các dự án, công trình quan trọng quốc gia gồm quy mô vốn từ 35.000 tỷ đồng trở lên trong đó có sử dụng từ 30% vốn Nhà nước; có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh hoặc di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng và dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết 66, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư với 5 dự án, công trình quan trọng quốc gia. Đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, công trình Khí - Điện - Đạm Bà Rịa - Vũng Tàu, phương án quy hoạch xây dựng Nhà Quốc hội, nhà máy thủy điện Lai Châu, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí về 5 tiêu chí trên, nhưng chưa đồng thuận về một số nội dung cụ thể quy định về tổng vốn đầu tư, các quy định về dự án, công trình có ảnh hưởng đến môi trường...

Về các tiêu chí, một số đại biểu tán thành điều chỉnh nâng quy mô vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng (hiện nay) lên 35.000 tỷ đồng đối với dự án đầu tư trong nước. Các đại biểu cũng cho rằng, việc sửa đổi này phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô các dự án đầu tư càng ngày lớn và có tính đến yếu tố trượt giá.

Tổng kết ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên cho rằng cần thiết đệ trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII  việc xây dựng ban hành 1 Nghị quyết mới sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 66.

Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đề nghị, Chính phủ cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung Dự thảo Nghị quyết cũng như kỹ thuật lập pháp trong quá trình xây dựng Tờ trình, Báo cáo đánh giá tác động... để chuẩn bị trình xin ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới.

Trong buổi làm việc hôm nay, UBTVQH cũng đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó, tập trung thảo luận về thẩm quyền quyết định thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như chỉ tiêu lạm phát và việc bỏ hay không bỏ lãi suất cơ bản.

(Theo Hồng Phong // Tin Chính phủ)

 

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi