Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó giữ lạm phát dưới 7%

Nhiều chuyên gia dự báo giữ được lạm phát dưới 2 con số đã là cố gắng rất lớn. Ảnh: Hoàng Hà
Trình bày tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đánh giá tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế nhưng cũng nêu ra khó khăn của việc kiềm chế lạm phát dưới 7%.
 
Trong 25 chỉ tiêu Quốc hội thông qua, có 17 chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là con số được Bộ trưởng Võ Hồng Phúc thay mặt Chính phủ đưa ra tại đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội năm 2009.

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,32% (chỉ tiêu báo cáo Quốc hội là 5,2%); chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,52%, số báo cáo Quốc hội là 7% và thấp hơn đáng kể so với kế hoạch (dưới 10%); tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm 8,9% (trong khi con số báo cáo Quốc hội là -9,9%)… Ông Phúc nhận định, tăng trưởng GDP 5,32% năm 2009 khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, phần trình bày của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc có lưu ý tình hình giá cả đầu năm tăng khá cao so với năm trước, 4 tháng tăng 4,27% trong khi chỉ tiêu cả năm là dưới 7%. Ông Phúc nhận định các yếu tố do tác động từ phục hồi kinh tế, lạm phát và giá cả thế giới tăng, việc tăng giá đầu vào trong nước tiếp tục gây áp lực lớn đến mặt bằng giá cả và lạm phát trong thời gian tới.

Trong sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cũng thừa nhận có những khó khăn khi thực hiện chỉ số lạm phát mà Quốc hội đã phê duyệt. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng giá là yếu tố tâm lý khi điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng và tăng tỷ giá USD.

Tuy nhiên, ông Ninh lại cho rằng, chỉ số giá cả trong 4 tháng đầu năm có tăng cao hơn so với cùng kỳ một số năm gần đây nhưng không có đột biến. Thêm vào đó, chỉ số giá đang có chiều hướng tăng chậm lại: 1,36% cho tháng 1; 1,96% tháng 2; 0,75% tháng 3; và 0,14% tháng 4.

Để kiểm soát giá cả trong những tháng cuối năm, Chính phủ dự kiến sẽ không tăng giá điện, giá than bán cho điện trong năm 2010. Bên cạnh đó, các sản phẩm thuộc diện bình ổn giá như xăng dầu, điện, than, sữa, thức ăn chăn nuôi cũng sẽ bị kiểm soát chặt các chi phí kinh doanh và giá thành…

Trong các mục tiêu của năm 2010 mà Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc trình bày sáng nay, Chính phủ vẫn giữ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% nhưng không nói rõ mục tiêu về lạm phát, chỉ nêu “không để lạm phát cao”.

Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về các báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội năm 2009, và tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2010.

Trong cuộc thăm dò ý kiến bạn đọc VnExpress.net từ ngày 2/5, gần 94% cho rằng lạm phát năm nay sẽ vượt 7%, thậm chí hơn 62% lo ngại lạm phát sẽ ở mức hai con số.

(Theo Hoàng Ly - VnExpress)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi