Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm chi cho tập đoàn, tăng chi cho hải đảo

picture
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí.

Với trên 83 % số phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2010 tại phiên họp sáng 13/11.

Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách trung ương năm 2010 là 303.472 tỷ đồng. Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 265.219 tỷ đồng.

Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương năm 2010 là 370.436 tỷ đồng, tính cả 52.736 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2007, 2008, 2009 theo quy định thì tổng chi ngân sách trung ương là 423.172 tỷ đồng.

Liên quan đến đề nghị của nhiều đại biểu không bố trí vốn đầu tư cho các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị không bố trí vốn đầu tư cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam (10 tỷ đồng) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản (28 tỷ đồng). Số kinh phí cắt giảm trên sẽ được bổ sung đầu tư cho các chương trình biển Đông, hải đảo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết.

Về ý kiến đề nghị giảm đầu tư ở các cơ quan Trung ương, vì tổng số chi của các bộ, ngành trung ương hiện nay quá lớn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, dự kiến kế hoạch vốn đầu tư do trung ương quản lý năm 2010 là 37.557,7 tỷ đồng, tăng 2.087,7 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2009, chiếm 29,9% tổng đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (năm 2009 chiếm 31,4%); trong khi đó, tổng vốn đầu tư do địa phương quản lý tăng 10.612,3 tỷ đồng.

Nhìn chung, số vốn bố trí cho các bộ, ngành trung ương năm 2010 chỉ tăng ở mức thấp, mới đáp ứng một phần nhu cầu. Số vốn tăng thêm của các cơ quan Trung ương chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần hoàn thành trong năm 2010, 2011 và yêu cầu mới về quốc phòng, an ninh.

Tại nghị quyết, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan khác ở Trung ương và các địa phương tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, cắt giảm các khoản chi chưa bức thiết. Tiếp tục rà soát danh mục các dự án đầu tư, tâp trung bố trí vốn đầu tư cho các công trình quan trọng, cấp bách, có hiệu quả, ưu tiên bố trí vốn trả nợ và các dự án chuyển tiếp, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 - 2011; không bố trí vốn cho các dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư. Chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về những vi phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước; xử lý nghiêm minh, kịp thời và công khai các hành vi vi phạm pháp luật, nghị quyết nêu rõ.

(Theo Nguyễn Lê // Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • “Ngập” chất vấn về thủy điện
  • Điện hạt nhân: Một, hay hai nhà máy?
  • Thủy điện Lai Châu: “Động đất cấp 9 vẫn an toàn”
  • Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm?
  • Giám sát tối cao tại Quốc hội: Băn khoăn chọn vấn đề
  • Không khuyến khích xuất khẩu tài nguyên
  • Nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp 6, QH khóa XII
  • Cử tri gửi gần 1.700 ý kiến, kiến nghị tới Quốc hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi