Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khiếu nại đông người là một thực tế

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu : Khiếu nại đông người là vấn đề thực tế, do đó cần có phương án giải quyết, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng như hạn chế việc lợi dụng gây rối, kích động.

Đa số các đại biểu cơ bản đồng tình với Ủy ban pháp luật tán thành các quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Chiều 15/11, Quốc hội thảo luận lần đầu tại Hội trường về dự án Luật Khiếu nại. Trước đó, Dự án Luật này đã được đại biểu cho ý kiển ở tổ.

Đa số các đại biểu cơ bản đồng tình với Ủy ban pháp luật tán thành các quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Xử lý việc lợi dụng khiếu nại đông người

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật phân tích, trên thực tế, tình trạng khiếu nại đông người vẫn diễn ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp và thường liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở, giải phóng  mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, môi trường… mặc dù Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành quy định cấm khiếu nại đông người.

Theo Ủy ban Pháp luật, đối với các vụ việc này, nhìn chung các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn phải giải quyết với các hình thức khác nhau như tiến hành thanh tra, xác minh, sau đó ra văn bản trả lời. Tuy nhiên, do chưa có quy định của pháp luật về xử lý khiếu nại đông người, vì vậy đã xảy ra không ít khó khăn, lúng túng trong quá trình xem xét, giải quyết.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu quy định trong luật này việc giải quyết khiếu nại đông người. Cần xuất phát từ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, chẳng hạn do chính sách, chế độ liên quan đến giá cả đền bù hoặc có vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách… để có quy định phù hợp. Một số ý kiến cho rằng, trình tự, thủ tục giải quyết có thể giao cho Chính phủ quy định.

Một số đại biểu cũng đề nghị quy định cụ thể các hành vi bị cấm nhằm tránh lợi dụng, kích động khiếu nại đông người để gây rối…

Tuy nhiên, theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, cũng có ý kiến đề nghị không đề cập đến khiếu nại đông người.

Cần có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai  Dương Thị Thu Hà phát biểu tại Hội trường.

Đại biểu Phùng Văn Toàn (Phú Thọ), Lê Thị Dung (An Giang) cho rằng, việc giải quyết khiếu nại đông người phải xuất phát từ thực tiễn mới của cuộc sống mới có thể xử lý hiệu quả, nhất là cần phân biệt các dạng khiếu nại đông người để có hướng giải quyết.

“Thực tế có nhiều quyết định giải quyết của lãnh đạo tỉnh sai do cơ quan tham mưu báo cáo sai mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị giải quyết khiếu nại lại không có sự đối thoại trực tiếp với dân để nắm rõ tình hình”, đại biểu Lê Thị Dung nêu ra thực tế.

Tương tự, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, TS. Bùi Sỹ Lợi (đại biểu Thanh Hóa), đại biểu Dương Thị Thu Hà (Lào Cai) cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại đông người là tình trạng Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị không thực hiện nghiêm việc tiếp công dân theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Nhiều vụ việc dân khiếu nại chỉ muốn được gặp trực tiếp người đứng đầu để được đối thoại, trong khi không ít Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức lại ủy quyền cho cấp dưới tiếp dân, vì vậy người dân càng thêm bức xúc.

“Chính phủ nên tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn”, đại biểu Bùi Sỹ Lợi kiến nghị.

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng (đại biểu Hải Dương) đề nghị cần nghiên cứu kỹ, công phu, có tổng kết về thực trạng khiếu nại đông người. Theo đại biểu này, thực tế cho thấy, đa phần khiếu nại đông người đang diễn ra hiện nay thực chất là việc không đồng tình trong thực hiện một số chính sách như áp giá trong việc đền bù đất đai khi thu hồi đất, còn lại những khiếu nại về các quyết định hành chính không nhiều.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, khiếu nại đông người là vấn đề thực tế, do đó cần có phương án giải quyết, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng như hạn chế việc lợi dụng gây rối, kích động.

Về quy định của dự Luật rằng “trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn từng người viết đơn riêng để được giải quyết” (Khoản 5, Điều 10), các đại biểu Ngô Minh Hồng (TP. Hồ Chí Minh), Phạm Xuân Thường (Thái Bình), Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cho rằng cần cho phép người dân khiếu nại đông người ủy quyền cho người đại diện việc khiếu nại.

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi