Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VN đang triển khai xây dựng thể chế kinh tế thị trường

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các CEO hàng đầu thế giới nhân dịp WEF Davos 2010. - tinkinhte.com
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các CEO hàng đầu thế giới nhân dịp WEF Davos 2010. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2010 đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, ngày 28/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự phiên thảo luận với chủ đề “Tái thiết tăng trưởng kinh tế dài hạn”.

Tham dự phiên thảo luận có các diễn giả là những nhà lãnh đạo, giáo sư kinh tế, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia...

Tại diễn đàn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong những diễn giả trao đổi, bình luận xung quanh bài học kinh nghiệm của các nền kinh tế mới nổi về duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững trong bối cảnh khủng hoảng; các nước đang phát triển tái định hình năng lực cạnh tranh quốc gia như thế nào.

Các diễn giả tham dự phiên thảo luận đã tập trung phân tích về những bài học kinh nghiệm mà cả thế giới phải trả giá từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua cũng như các giải pháp cấu trúc lại nền kinh tế để phát triển bền vững.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, các nền kinh tế mới nổi nhất là ở khu vực châu Á có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giảm bớt những tác động tiêu cực và ít nhiều duy trì được tăng trưởng với tốc độ tương đối khả quan.

Thủ tướng nhấn mạnh khả năng dự báo đóng vai trò rất quan trọng trong hoạch định chính sách và bảo đảm tăng trưởng dài hạn. Chính vì vậy cần xây dựng năng lực đánh giá, dự báo tình hình để đề ra các giải pháp thích hợp gắn với điều hành thực hiện các quyết sách quyết liệt và linh hoạt.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên rà soát, cập nhật các đánh giá và phân tích để điều chỉnh chính sách kịp thời là hết sức cần thiết. Một vấn đề khác không kém phần quan trọng được Thủ tướng nhấn mạnh tại phiên thảo luận là cần tạo sự đồng thuận xã hội cao mới có thể huy động mọi nguồn lực cũng như thực hiện các chính sách đề ra.

Từ kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng của Việt Nam, Thủ tướng cho rằng cùng với việc tập trung các giải pháp nhằm ổn định cân đối vĩ mô, xử lý các thách thức ngắn hạn, cần đồng thời chú trọng những chính sách đảm bảo tăng trưởng và phát triển trong dài hạn như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Đối với một nước ở gần ngưỡng thu nhập trung bình như Việt Nam, một trong những vấn đề cốt lõi bảo đảm duy trì đà tăng trưởng cao và bền vững, mở ra triển vọng trở thành một nền kinh tế phát triển là chất lượng tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế cao liên tục, nhưng phải coi trọng ổn định vĩ mô, chất lượng tăng trưởng và hướng tới phát triển bền vững. Điều này gắn với tạo dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của các doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam.

Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đang tập trung nỗ lực thực hiện một số định hướng chính sách ưu tiên, đó là triển khai quyết liệt các biện pháp có tính đột phá về xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đặc biệt đột phá về cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, xây dựng bộ máy quản lý hiệu quả.

Tiếp tục tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thông qua đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên các ngành, các lĩnh vực sử dụng công nghệ và có giá trị tăng cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để từng bước đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển dựa chủ yếu vào nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cũng tại phiên thảo luận, các diễn giả lần lượt phân tích, đánh giá ngành công nghiệp và xu thế phát triển tiếp tục giúp các quốc gia cân bằng giữa tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời đảm bảo được các vấn đề xã hội; các định chế sẽ hỗ trợ các quốc gia cân bằng giữa tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn như thế nào.

Tối 28/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự phiên họp toàn thể tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2010 với chủ đề “Tái định hình nền quản trị toàn cầu”. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận này./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Con đường đi lên CNXH là hoàn toàn đúng đắn
  • Chủ tịch nước: Chúng ta tự tin bước vào năm 2010
  • Lập đoàn giám sát của Quốc hội về xuất khẩu lao động
  • Hoạt động Quốc hội năm 2009: Dư âm đang lan tỏa
  • "Chống tham nhũng là quyết tâm chính trị của VN"
  • Tìm cách khắc phục hậu quả “bão” kinh tế 2009
  • Cải cách thủ tục hành chính: Để phục vụ tốt hơn
  • Bế mạc kỳ họp Quốc hội với nhiều kết quả ý nghĩa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi