Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Con đường đi lên CNXH là hoàn toàn đúng đắn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với đồng bào dân tộc Êđê, Chăm H' Roi ở xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. - tinkinhte.com
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với đồng bào dân tộc Êđê, Chăm H' Roi ở xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Hoan nghênh những thành tựu to lớn mà Đảng bộ, quân và dân Phú Yên đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và phát triển Đảng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng thực tế tại tỉnh Phú Yên đã thêm một căn cứ khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn, niềm tin của dân đối với Đảng ngày càng được củng cố.

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, sáng 31/1, đến thăm, làm việc tại tỉnh Phú Yên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, nhấn mạnh cùng với tăng trưởng kinh tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo thực hiện các chính sách xã hội, hạn chế phân cực giàu-nghèo, chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng thực tế tại tỉnh Phú Yên cũng góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề đang đặt ra trong quá trình hoạch định đường lối, chính sách phát triển giai đoạn sắp tới. Sự phát triển của loại hình kinh tế hợp tác xã tại tỉnh này là một minh chứng cho sự cần thiết phải có kinh tế tập thể.

Vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương thức hoạt động, có mô hình tổ chức phù hợp, không chỉ là mô hình nông nghiệp thuần túy, mà chuyển sang kinh doanh tổng hợp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình kinh tế hợp tác phát triển thông qua các cơ chế chính sách ưu đãi về vốn, thuế, khuyến nông, khuyến ngư.

Việc thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân ở 7 huyện và 12 phường ở tỉnh Phú Yên, về cơ bản được triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Trọng, việc thí điểm này cũng đặt ra vấn đề làm thế nào để thực hiện vai trò giám sát của người dân ở những huyện lớn.

Đối với việc thí điểm thực hiện Bí thư đồng thời là Chủ tịch, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần nâng cao chất lượng người đứng đầu, xây dựng quy chế làm việc để phát huy dân chủ, trí tuệ, hạn chế sự độc đoán gia trưởng; đồng thời phải có chế độ chính sách đãi ngộ thích đáng.

Chủ tịch Quốc hội mong Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước cách mạng, không ngừng phấn đấu vươn lên, xây dựng tỉnh Phú Yên giàu đẹp.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung làm rõ vai trò của các nguồn lực đầu tư Nhà nước, tư nhân và nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt là vai trò, hiệu quả đầu tư của Nhà nước đối với các công trình, dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, bộ phận dân cư; những vấn đề cần tháo gỡ trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; vai trò của tỉnh Phú Yên trong mối liên kết kinh tế khu vực Nam Trung Bộ, với khu vực Tây Nguyên cũng được trao đổi tại buổi làm việc.

Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hooijc hủ nghĩa, thực chất mạng lưới tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, những vấn đề đặt ra trong việc thí điểm thực hiện Bí thư, đồng thời là Chủ tịch huyện, phát triển Đảng trong doanh nghiệp tư nhân.

Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh Phú Yên, trong những năm qua, các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước đã được triển khai mạnh mẽ, sát với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo chuyển biến sâu sắc trong đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn. Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển toàn diện cả về quy mô, chất lượng, năng lực cạnh tranh.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, từ năm 1990-2010, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng gần 12% lên gần 35%, dịch vụ tăng từ hơn 32% lên hơn 36%, nông-lâm-thủy sản giảm từ gần 56% xuống còn gần 29%.

Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm, làm việc tại Hợp tác xã nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ xã Hòa Phong - đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, mô hình hợp tác xã tiêu biểu, làm ăn hiệu quả, trong tổng số 14 hợp tác xã của huyện Tây Hòa; thăm và tìm hiểu tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân tại xã Ea Chà Rang thuộc huyện Sơn Hòa, nơi có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc Ê Đê.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đến thăm Cảng Vũng Rô ở huyện Đông Hòa; Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ; Công ty Dược-Vật tư y tế tỉnh Phú Yên./.
 
Nguyễn Thị Sự (Vietnam+)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Chủ tịch nước: Chúng ta tự tin bước vào năm 2010
  • Lập đoàn giám sát của Quốc hội về xuất khẩu lao động
  • Hoạt động Quốc hội năm 2009: Dư âm đang lan tỏa
  • "Chống tham nhũng là quyết tâm chính trị của VN"
  • Tìm cách khắc phục hậu quả “bão” kinh tế 2009
  • Cải cách thủ tục hành chính: Để phục vụ tốt hơn
  • Bế mạc kỳ họp Quốc hội với nhiều kết quả ý nghĩa
  • Quốc hội không "lách luật" trong giám sát Chính phủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi