Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội chất vấn Thủ tướng: Nhiều vấn đề không mới

picture
Thủ tướng đã sẵn sàng đối thoại, tranh luận cởi mở, thẳng thắn với đại biểu tại phiên chất vấn tới - Ảnh: LQP.

Theo tin từ Văn phòng Quốc hội, ngày 19/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội trọn giờ làm việc buổi sáng.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho biết, Thủ tướng đã sẵn sàng đối thoại, tranh luận cởi mở, thẳng thắn với đại biểu tại phiên chất vấn tới.

Trong khoảng 230 chất vấn của đại biểu Quốc hội đã được tập hợp (tính đến 17h ngày 11/11), Thủ tướng Chính phủ nhận được 35 chất vấn. Các phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và Phạm Gia Khiêm mỗi người nhận được duy nhất một chất vấn.

So với kỳ họp thứ năm, chất vấn dành cho Thủ tướng đã tăng đáng kể (từ 23 lên 35) song vẫn ít hơn so với kỳ họp cuối năm ngoái với 42 chất vấn. Trong số các chất vấn dành cho Thủ tướng, một số vấn đề không mới vẫn được đặt ra, với những câu hỏi mới.

Vụ PCI sao chậm chạp như vậy?

Vì sao việc điều tra, xử lý nghi án nhận hối lộ ở dự án đại lộ Đông Tây liên quan đến vụ án đưa hối lộ của quan chức PCI (Nhật Bản) diễn ra chậm chạp như vậy? Ngoài vụ PCI này, Chính phủ có nhận được thông tin từ phía Australia, Mỹ và Đức về các vụ việc tương tự trong các dự án hợp tác với Việt Nam không? Thái độ của Chính phủ như thế nào? Thủ tướng có ủng hộ việc thành lập ủy ban đặc biệt của Quốc hội để phối hợp hành động, thúc đẩy quá trình điều tra không?...

Đó là hàng loạt câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, liên quan đến vụ việc ông đã chất vấn từ kỳ họp trước và nhấn mạnh khi thảo luận về phòng chống tham nhũng tại kỳ họp này.

Một số nội dung từng là tâm điểm tại các cuộc chất vấn các thành viên Chính phủ từ kỳ họp thứ năm tiếp tục được đại biểu chất vấn về quá trình giải quyết. Như Chính phủ đã ban hành quy hoạch sân golf chưa, đã thu hồi bao nhiêu dự án (đại biểu Đăng Văn Khanh)?

Hoặc, đến bao giờ Việt Nam mới đấu thầu điều hành xuất khẩu gạo để nông dân không còn lo âu cho số phận hạt lúa của mình làm ra (đại biểu Lê Thị Dung)?...

Trách nhiệm của Chính phủ?

Một số vị đại biểu cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chính phủ và Thủ tướng trước những vấn đề bức xúc của xã hội như bảo vệ tài sản, sinh mạng cho ngư dân, phòng chống tham nhũng…

Đại biểu Trần Văn hỏi: “Chính phủ có nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra ùn tắc giao thông ở Hà Nội và Tp.HCM, hay đấy là trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền hai thành phố?”.

"Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng có trách nhiệm thế nào trước tình trạng nhiều quy định pháp luật đến thời điểm có hiệu lực thi hành không thi hành được do thiếu văn bản hướng dẫn của Chính phủ", đại biểu Thuyết chất vấn.

Đại biểu Dương Trung Quốc thì “phàn nàn” đã gửi chất vấn bằng văn bản cho Thủ tướng từ kỳ họp trước, nhưng do Thủ tướng không trực tiếp trả lời nên không được đáp ứng và “đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm bằng văn bản”.

Bên cạnh nhiều đại biểu gửi chất vấn bằng văn bản đến Thủ tướng, một số vị đại biểu cho biết sẽ chất vấn trực tiếp Thủ tướng nếu vấn đề mình quan tâm chưa được làm rõ và để có điều kiện tranh luận, làm rõ hơn vấn đề.

(Theo Nguyên Hà // Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010: 6,2% GDP
  • Giảm chi cho tập đoàn, tăng chi cho hải đảo
  • “Ngập” chất vấn về thủy điện
  • Điện hạt nhân: Một, hay hai nhà máy?
  • Thủy điện Lai Châu: “Động đất cấp 9 vẫn an toàn”
  • Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm?
  • Giám sát tối cao tại Quốc hội: Băn khoăn chọn vấn đề
  • Không khuyến khích xuất khẩu tài nguyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi