Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời gian làm thủ tục thuế ngang bằng khu vực vào 2015

Năm 2015, thời gian thực hiện thủ tục thuế tại Việt Nam ngang bằng so với các nước tiên tiến trong khu vực. Tới 2012, 50% số tờ khai hải quan, 50% kim ngạch thông quan sẽ được kê khai qua mạng.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc đơn giản hóa các TTHC nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân song vẫn phải đảm bảo quản lý chặt chẽ - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 17/8, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu đã làm việc với Tổ công tác chuyên trách về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng về cải cách TTHC ngành Thuế và Hải quan.

Đây là buổi làm việc chuẩn bị cho báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Đề án cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2001-2010 (Đề án 30).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 30 của Thủ tướng cho biết, trong thời gian qua, ngành Thuế, Hải quan đã triển khai tốt việc cải cách thủ tục hành chính.

Tổng cục Hải quan đã kiến nghị đơn giản hóa 108/168 thủ tục, giảm 32% chi phí tuân thủ thủ tục. Ngành Thuế kiến nghị đơn giản hóa 256/330 thủ tục, tương đương với việc sẽ cắt giảm khoảng 45% chi phí tuân thủ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc đơn giản hóa các TTHC nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo công khai minh bạch để người dân dễ biết, dễ thực hiện, song vẫn phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng sơ hở, gây thất thoát ngân sách của Nhà nước.

Sẽ đẩy mạnh cải cách

Các doanh nghiệp đầu tiên làm thủ tục thông quan bằng hải quan điện tử tại Lào Cai - Ảnh: Chinhphu.vn

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, mức độ thuận lợi khi thực hiện thủ tục thuế của Việt Nam hiện đứng vào nhóm yếu của khu vực Đông Nam Á. Theo tính toán, với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế, bình quân mỗi năm một doanh nghiệp Việt Nam phải dành tới 1.050 giờ cho các thủ tục thuế, gấp 2 lần bình quân của các nước tiến tiến trong khu vực.

Trong hai năm qua, ngành Thuế đã tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, gây mất nhiều thời gian nhất cho doanh nghiệp như hóa đơn, chứng từ, kê khai qua mạng.

Những nỗ lực này nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực Thuế. Theo đó, kết thúc năm 2010, sẽ kéo thời gian thực hiện các thủ tục thuế xuống còn 1,5 lần so với  các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia và đến 2015, thời gian này sẽ  bằng các nước đứng đầu trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Philippines.

Còn trong lĩnh vực Hải quan, hiện toàn ngành đã mở rộng cơ chế khai hải quan từ xa qua mạng. Tổng cục Hải quan đang tiếp tục với các bộ, ngành để cải cách mạnh thủ tục thông quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua cơ chế phối hợp giữa các lực lượng liên ngành tại cửa khẩu nhằm thông quan hàng hóa nhanh hơn theo hướng Hải quan thực hiện thống nhất quản lý các lực lượng này.

Theo lộ trình của Hải quan, đến 31/12/2010, sẽ có 50% số Chi cục Hải quan, 50% số tờ khai, 50% kim ngạch thông quan sẽ được kê khai qua mạng nhằm đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân. Tất cả các chỉ tiêu nói trên sẽ đạt 90% vào năm 2012.

Cần chú ý tới nhân lực

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, ngành Thuế và Hải quan trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến trong cải cách TTHC, mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin, các phương tiện thiết bị hiện đại, có cơ chế cụ thể để giảm bớt số lượng thủ tục, thời gian và chi phí cho người dân.

Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai ngành cần tính toán, bố trí lại, sắp xếp nhân lực cho hợp lý, đặc biệt đối với ngành thuế. Một ví dụ cho thấy những bất cập là hiện 80% nhân lực ngành Thuế chỉ thu được 20% tổng số thuế, 20% còn lại thu tới 80% số thuế của cả nước.

Thay mặt Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần có chính sách tiền lương  hợp lý đối với đội ngũ nhân lực ngành Thuế, Hải quan để họ yên tâm làm việc. Trước mắt, nên cho phép ngành này tiếp tục thực hiện khoán chi trong khi đợi cơ chế tiền lương chung đang được các bộ, ngành xây dựng.

(Theo Linh Đan // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi