Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 xu hướng định hình công nghệ máy tính năm 2010

Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ trong thập niên qua sẽ tạo nên những thay đổi mang tính cách mạng, có thể thay đổi toàn diện bộ mặt của thị trường PC năm 2010.

Chip bốn nhân trở nên chủ đạo

Hệ điều hành Microsoft Windows 7 và công nghệ DirectX 11 đã có thể khai thác hữu hiệu các chip đa nhân cũng như hiện có rất nhiều phần mềm dành cho người dùng cuối được xây dựng trên nền tảng đa nhân này. Các CPU bốn nhân ngày nay đều kèm theo xung nhịp cao nên hiệu năng của chúng thừa sức xử lý các ứng dụng phổ thông. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ chip bốn nhân chắc chắn sẽ tăng mạnh trong năm 2010.

Hiện tại, các bộ xử lý Core 2 hay thậm chí một số dòng Dual-core của Intel có giá vẫn ở trên mức 100 USD, trong khi các CPU bốn nhân của AMD đã được chào bán dưới mức này. Tuy vậy, mức giá dưới 100 USD dành cho các dòng CPU bốn nhân chắc chắn sẽ là xu thế chung trong thời gian tới đối với cả AMD và Intel. Hơn nữa, AMD và Intel cũng đã chuẩn bị các dòng CPU sáu nhân dành cho phân khúc cao cấp, nhờ vậy mà dòng CPU bốn nhân sẽ mất dần vị thế cạnh tranh về mặt giá cả và chắc chắn sẽ có giá tốt hơn hiện nay, đặc biệt là vào nửa sau của năm 2010. Như một tất yếu, giá thấp thì nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng cao.

"Nền tảng hóa" cất cánh

Nhiều năm qua, ngành công nghiệp máy tính vẫn thường bàn về vấn đề xây dựng nền tảng (platform) riêng và tích hợp các thành phần linh kiện lại với nhau. Năm 2010 và 2011 sẽ chứng kiến "nền tảng hóa" đạt được mục tiêu của nó, nhưng cũng vì thế mà các loại chipset của các hãng thứ ba sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường.

Thực tế cho thấy AMD và Intel giờ đây không chỉ cạnh tranh trên thị trường vi xử lý, mà cả hai còn xuất hiện trên cả mặt trận nền tảng. Intel đã công bố rằng các chip Core i3/Core i5 của hãng sẽ hỗ trợ tốt việc mã hóa video bằng nhân đồ họa tích hợp, trong khi AMD hứa hẹn các chip đồ họa tích hợp của mình thậm chí còn đem lại phạm vi tính toán rộng hơn với khả năng xử lý đa nhiệm.

 GPGPU sẵn sàng cho "giờ vàng"

Công nghệ xử lý đa nhiệm trên chip xử lý đồ họa (General-purpose computing on graphics processing units, GPGPU) đã được trao đổi bàn luận từ cách đây 8 năm và các nhà nghiên cứu đã có được một số tiến bộ trong lĩnh vực này trong khoảng 2 hoặc 3 năm trở lại đây. Và năm 2010 sẽ chứng kiến sự ra đời của hàng loạt ứng dụng dành cho người dùng khai thác công nghệ GPGPU này.

GPGPU có thể hiểu nôm na là chip xử lý đồ họa trên card đồ họa sẽ hỗ trợ CPU của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ có liên quan đến hình ảnh. Tầm quan trọng của công nghệ GPGPU khá đơn giản, đó là tăng tốc độ của nhiều loại hình công việc mà người dùng làm mỗi ngày bằng cách sử dụng GPU và CPU trong "mục đích chung" mà trước đây chỉ do CPU xử lý một mình.

Sau khi các API Microsoft DirectCompute và Khronos OpenCL, là các chuẩn giao diện lập trình ứng dụng, được hoàn thiện vào năm 2009 cũng như các bộ kit phát triển ứng dụng tương thích được phát hành bởi ATI và NVIDIA, các ứng dụng hỗ trợ GPGPU chuẩn giờ đây sẽ có cơ hội nổi bật trong năm 2010.

 Directx 11 cách mạng hóa công nghệ game PC

Năm 2010, DirectX 11 sẽ làm được điều mà DirectX 10 chưa thể thực hiện được. Hơn nữa, DirectX 11 không chỉ hỗ trợ các tính năng mới mẻ, mà còn có thể xử lý các tính năng DirectX 10 trên thiết bị phần cứng hỗ trợ DirectX 10 một cách tốt hơn. Điều đó có nghĩa là công nghệ DirectX 11 ngoài việc cải thiện chất lượng đồ họa game trên phần cứng mới hơn, thì còn có thể cải thiện hiệu năng của hệ thống phần cứng hiện tại.

 Ổ cứng thể rắn (SSD) dần có được thị phần

Ổ cứng thể rắn (Solid State Drive, SSD) đã nhận được sự chào đón khá nhiệt tình trên thị trường thiết bị lưu trữ trong năm qua. Tuy vậy trong năm 2010, sản phẩm này vẫn được xem là mặt hàng xa xỉ phẩm, cho dù được dự báo là sẽ trở nên phổ biến hơn rất nhiều so với năm 2009.

Xét về mặt sản lượng, các hệ thống máy cấp doanh nghiệp có lẽ là đối tượng sử dụng nhiều nhất nhờ vào các lợi thế mà ổ cứng SSD có được là ở hiệu năng, tiêu thụ điện năng thấp và tiết giảm tính phức tạp về lưu trữ hệ thống. Dựa trên sự kiện các "đại gia" thiết bị lưu trữ như Seagate, Western Digital và Hitachi GST đang đẩy mạnh doanh số bán ra các ổ SSD dành cho doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy được thị trường SSD toàn cục sẽ có mức tăng trưởng đáng chú ý trong năm nay. Tất nhiên, SSD vẫn chưa thể phát triển đến mức đe dọa vị thế của ổ đĩa cứng HDD truyền thống trong năm 2010 này.

Nền tảng di động trở nên thiết yếu - nhiều thiết bị mới ra đời

Chỉ vài năm trước đây, những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) được ra đời bằng sự kết hợp giữa chiếc điện thoại di động thông thường với các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA). Còn trong năm 2010 này, các chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện nhiều loại thiết bị di động mới.

Chuẩn HD bùng nổ - chuẩn SD dần trôi vào quá khứ

Mười năm đầu của thế kỷ 21 chắc chắn phải được xem là một thập kỷ của định dạng rõ nét cao HD (high-definition). Sự xuất hiện của vô số các dòng máy ảnh kỹ thuật số nhiều chấm (megapixel) từ năm 2002 cũng như của các máy quay video HD gần đây, sự trỗi dậy của các dòng TV độ phân giải cao từ 720p (1280 x 720) tới 1080p/i (1920 x 1080) vào giữa thập niên 2000, hay sự ra mắt của các chuẩn Blu-ray và HD DVD vào năm 2006, cùng sự ra đời của nhiều cửa hàng cho thuê hoặc tải video HD theo nhu cầu người xem vào gần cuối thập niên 2000 là những minh chứng cho điều đó. Thập kỷ tiếp theo có thể dễ dàng suy đoán là kỷ nguyên của định dạng "siêu" cao (ultra high definition). Nhưng trước hết, chuẩn HD sẽ đi đầu và trở nên phổ biến khắp nơi trong năm 2010!

Vì vậy, với việc chuẩn HD bùng nổ, chuẩn SD (standard definition) và DVD đang đối mặt với ngày lụi tàn.

Công nghệ nhập liệu mới xuất hiện

Cách nhập liệu truyền thống bằng chuột và bàn phím có vẻ lý tưởng đối với những hệ điều hành hiện tại với khả năng hiển thị hình ảnh 2D. Nhưng với lượng thông tin ngày càng lớn như hiện nay, cách nhập dữ liệu này nhiều khi không đạt được hiệu quả và tốc độ như mong muốn. Đã có một vài thử nghiệm được tiến hành nhằm thay đổi cách nhập liệu trên các thiết bị khác nhau, nhưng trước mắt chúng ta vẫn sẽ sử dụng bàn phím, chuột để điều khiển máy tính giống như dùng bộ điều khiển từ xa đối với TV.

Phần mềm 64-bit ra đời nhiều hơn

Bộ vi xử lý 64-bit đầu tiên trên thế giới dành cho người tiêu dùng xuất hiện vào tháng 9-2003. Nhưng hệ điều hành mới nhất vào thời điểm đó là Windows XP thì vẫn chưa hỗ trợ, và thậm chí lúc đó chưa có phần mềm 64-bit nào xuất hiện. Ngoài ra, rất ít hệ thống phần cứng nào lúc đó hỗ trợ đến 4GB bộ nhớ RAM. Còn ngày nay, dung lượng 4GB RAM là quá đỗi bình thường, nhưng vẫn chưa có nhiều phần mềm 64-bit. Tuy nhiên, năm 2010 sẽ thay đổi điều đó.

Công nghệ 3D lập thể kết hợp Blu-ray chưa phổ dụng

Sau nhiều nghi vấn và tranh cãi, cuối cùng các thông số của chuẩn Blu-ray 3D cũng được Hiệp hội đĩa Blu-ray (BDA) thông qua vào cuối tháng 12-2009. Tuy nhiên, cho đến lúc này, chúng ta khó có thể trông đợi vào việc 3D Blu-ray nói riêng và bất kỳ công nghệ 3D stereo nói chung sẽ trở nên phổ biến trong năm 2010.

(Theo Mediazone)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Nạn tin nhắn rác: Thiếu “thuốc” chữa?
  • Facebook 'vượt mặt' Google
  • Google phát triển công cụ tìm kiếm trên tivi
  • Gắn tiếng nói vào thiệp điện tử
  • Số thuê bao di động trên thế giới đạt đến 4,6 tỷ
  • Google sẽ dịch ngôn ngữ nói qua điện thoại
  • Sử dụng wifi công cộng dễ bị hacker tấn công
  • Hơn 75.000 hệ thống máy tính thế giới bị tấn công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị