Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3G: Thành bại, hơn thua ở dịch vụ giá trị gia tăng

Khách hàng sử dụng máy tính cá nhân tích hợp 3G của Vinaphone. (Ảnh: Minh Tú/TTXVN)

Cuối tháng 12/2009, các nhà mạng VinaPhone, Viettel, MobiFone… sẽ phải triển khai ứng dụng 3G theo cam kết với Bộ Thông tin-Truyền thông. Đến nay, mới chỉ có VinaPhone tiên phong triển khai thử nghiệm 3G.

Tuy nhiên, vấn đề là người tiêu dùng sẽ hưởng thụ những tiện ích gì trên nền công nghệ hiện đại đó. Vì thế, các nhà mạng còn lại đang chờ đến giờ G sẽ tung ra các dịch vụ bất ngờ khi chính thức triển khai 3G.

Hơn thua dịch vụ nội dung

Ông Bùi Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm băng thông rộng Viettel cho biết, dù các mạng di động có lựa chọn mô hình kinh doanh như thế nào, phương thức triển khai dịch vụ cụ thể ra sao thì cái mà người dùng bình thường quan tâm nhất vẫn chỉ là nội dung và các dịch vụ giá trị gia tăng mà họ có thể được hưởng khi công nghệ 3G trở thành hiện thực.

Đây chính là yếu tố quan trọng để đẩy người dùng tới quyết định lựa chọn mạng này thay vì mạng khác, khi mà diện phủ sóng và chất lượng tín hiệu không có sự khác biệt quá lớn giữa các mạng.

Theo số liệu thống kê của mạng MobiFone trong năm 2009, có tới 70% người dùng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ nội dung và 23% trong số này sẵn sàng trả tiền khi dùng dịch vụ.

Năm 2008, nhóm các dịch vụ nội dung như nhạc chuông, tư vấn xổ số, kết quả bóng đá... đã mang về doanh thu lên tới 911 tỷ đồng, chiếm 25% tổng doanh thu của toàn mạng.

Khá nhiều công ty cung cấp nội dung dịch vụ như VietNamnet, VASC, VTC, GAPIT... đã đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/tháng từ việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền MobiFone. Do đó, việc triển khai ứng dụng dịch vụ trên mạng 3G như thế nào đang được các nhà mạng quan tâm nhất.

Hiện nay, VinaPhone đang triển khai 6 ứng dụng chính trên mạng 3G: Internet, xem tivi online, cuộc gọi video, xem hình ảnh giao thông qua qua camera giao thông, trò chơi trực tuyến, tổng hợp tin tức và nhạc. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ cho rằng, chỉ có dịch vụ Internet và cuộc gọi video là hấp dẫn người dùng và lấy được nhiều tiền của họ.

"Bởi các nhà cung cấp nội dung dịch vụ hiện nay vẫn còn đơn điệu, chưa có gì mới và sáng tạo, quanh quẩn chỉ mấy dịch vụ tải nhạc, hình ảnh sexy, bói toán, dự báo xổ số, bóng đá…" - ông Bùi Quang Huy chia sẻ.

Vì vậy, trong hơn 150 nhà cung cấp nội dung dịch vụ, các nhà mạng sẽ có sự chọn lọc gắt gao hơn để hợp tác cung cấp dịch vụ nội dung số cho người tiêu dùng trên cơ sở ăn chia tỷ lệ cân bằng: 50/50, theo đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích ứng dụng "sạch" và hữu ích hơn.

Vẫn còn nhiều trở ngại

Theo ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Trung tâm Tần số Vô tuyến điện Khu vực 2, cơ sở hạ tầng của các nhà mạng khi cung cấp 3G mặc dù có những khó khăn nhưng không phải là các rào cản lớn và họ sẽ từng bước khắc phục được.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiện Bàng - Phó Giám đốc kỹ thuật của VinaPhone tại khu vực 2 cho biết, do trạm BTS 3G hoạt động theo cơ chế đặc thù nên tới đây, khi nhiều nhà mạng cùng cung cấp dịch vụ 3G thì có khả năng xảy ra tình trạng nhiễu sóng giữa các mạng.

Bởi thông thường, mạng 3G sẽ được phát sóng ở tần số thấp khi khách hàng ở gần trạm BTS 3G và mạnh khi ở xa trạm. Vì thế, nếu khách hàng sử dụng mạng VinaPhone thực hiện cuộc gọi 3G ở gần trạm BTS 3G của VinaPhone nhưng xa trạm của Viettel hay MobiFone, sẽ bị 2 mạng này làm nhiễu sóng. Chính vì vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các mạng và cần có nhạc trưởng về vấn đề kỹ thuật để cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng.

Ngoài ra, thiết bị đầu cuối (điện thoại di dộng) cũng là một phần quan trọng để các nhà mạng quan tâm vì không phải điện thoại nào cũng thích ứng với 3G được. Để có 1 chiếc điện thoại thông minh, tích hợp được hết các dịch vụ 3G giá rẻ nhất cũng phải mất 5 triệu đồng. Do đó,  bài toán của các nhà mạng là phải đưa ra giải pháp trọn gói cho người sử dụng mà thuận lợi nhất là điện thoại bao gồm tích hợp dịch vụ 3G và sim 3G với mức giá hợp túi tiền của số đông người sử dụng./.

(Báo Tin tức/Vietnam+)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Dịch vụ đa truyền thông có bước phát triển mới
  • Intel ra 3 chip Arrandale cho notebook siêu mỏng
  • Chưa mặn mà với Windows 7
  • Tin tặc "tặng" iPhone một loại virus riêng đặc trị
  • WebMediaBrands Inc bán tên miền Internet.com giá 18 triệu USD
  • Giải trí trong nhà bước vào kỷ nguyên không dây
  • Novo-G: Siêu máy tính nhanh nhất thế giới
  • Photoshop dành cho “dế” Android toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị