Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3G và dịch vụ băng rộng: Hai xu hướng công nghệ "hot "

Với tốc độ phát triển nhanh, mạnh trong thời gian qua, thị trường dịch vụ thông tin di động Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và theo kịp thị trường các nước phát triển tại châu Á. Việt Nam cũng tiếp cận với các quốc gia phát triển của khu vực khi phát triển các ứng dụng trên nền băng rộng. Di động 3G và dịch vụ băng rộng tiếp tục là hai xu hướng công nghệ thời thượng trong năm nay.

3G- NHIỀU TIỆN ÍCH CHO NGƯỜI SỬ DỤNG

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông thì tiềm năng cung cấp dịch vụ di động 3G trên thị trường viễn thông Việt Nam rất lớn. Với việc ứng dụng công nghệ 3G, hàng chục triệu người sử dụng dịch vụ điện thoại di động sẽ được truy cập Internet tốc độ cao, cung cấp các dịch vụ Multimedia như: nghe nhạc, xem phim trực tuyến - download nhạc, phim; sở hữu video phone, Mobile TV và truyền số liệu tốc độ cao (lên tới 2 Mbit/s)

Như vậy, với áp lực về lợi nhuận buộc các nhà khai thác di động ở các thị trường đang tăng trưởng phải tìm cách thâm nhập phân khúc thị trường dữ liệu. Theo đó, công nghệ 3G thể hiện tính ưu việt và sẽ là lợi thế để các nhà khai thác di động lớn tại Việt Nam cạnh tranh mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng.

Ông Ichikoshi – chuyên viên cao cấp của NTT DoCoMo nhận định, lựa chọn duy nhất của mạng di động Việt Nam hiện nay là 3G. Những tập đoàn sở hữu mạng di động lớn hiện nay nên tận dụng cơ hội để mang tới cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.

Ông Bùi Quốc Việt, người Phát ngôn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết: Xác định 3G là xu hướng tất yếu của công nghệ thông tin di động, VNPT đã có những bước chuẩn bị từ rất sớm để đáp ứng nhu cầu phát triển. Với năng lực hiện có của cả hai mạng Vinaphone và Mobifone, VNPT có thể trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu được phép cung cấp cho gần 50 triệu thuê bao điện thoại di động của mình những dịch vụ tiên tiến nhất trên nền công nghệ 3G.

KẾT NỐI MẠNG ĐÔ THỊ BĂNG RỘNG

Để đáp ứng nhu cầu truy cập băng thông rộng của khách hàng, đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông của hai thành phố lớn nhất cả nước là Viễn thông TP.HCM và Viễn thông Hà Nội đang gấp rút triển khai dịch vụ truy nhập mạng MetroNET (Mạng đô thị băng rộng MAN – Metropolitian Area Network). Đây là dịch vụ đã hút được sự quan tâm nhiều nhất của giới chuyên môn cũng như người sử dụng.

Theo ông Trần Lâm Thịnh, Trưởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công ty Điện thoại Đông TP. Hồ Chí Minh, MetroNET là dịch vụ của mạng đô thị băng rộng nối kết các các khu công nghiệp, khu thương mại lớn, các khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao, các khu đô thị mới... và các điểm tập trung lưu lượng truyền số liệu lớn. Đặc biệt, dịch vụ MetroNET còn là một công cụ đắc lực đáp ứng nhu cầu kết nối của các cơ quan quản lý Nhà nước để phục vụ cho mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử và cải cách hành chính. Đồng thời, MetroNET cung cấp hạ tầng xây dựng các mạng dùng riêng có băng thông rộng, đa dịch vụ cho các doanh nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các trường đại học...

Được biết, VNPT đang xây dựng mạng MetroNet công nghệ IP/MPLS với tốc độ mở rộng lên hàng trăm Gbps, với chức năng là mạng lõi hội tụ tất cả các dịch vụ (thoại, internet, truyền hình, truyền dữ liệu, các dịch vụ giá trị gia tăng,…). Trước mắt, hệ thống này sẽ phục vụ cho các bộ, ngành và các sở, ban, ngành thành phố, cho các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn.

Dịch vụ MetroNET ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về băng thông đang bùng nổ, khi mà các khách hàng có nhu cầu truy cập, trao đổi các thông tin, ứng dụng có dung lượng dữ liệu lớn hay cực lớn. Nhờ ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất kết hợp với hệ thống cáp quang đến tận nhà khách hàng, dịch vụ MetroNET cung cấp cho khách hàng khả năng sử dụng đồng thời ba loại dịch vụ thoại - dữ liệu - hình ảnh . Với băng thông cực rộng, lên đến 1Gbps, người sử dụng sẽ tiết kiệm được thời gian tải các chương trình xuống, nhất là đối với các sở dữ liệu, hệ thống hình ảnh, phim có dung lượng lớn.

(Theo Bà Rịa Vũng Tầu)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Công nghiệp máy tính Mỹ vẫn kiếm bộn tiền
  • Gia công phần mềm: Rủi ro và cơ hội
  • Mặt trái của internet
  • Toàn cảnh an ninh mạng Việt Nam 2008 và dự báo 2009
  • SEO, nghề hấp dẫn "dân" công nghệ thông tin
  • Phát hoảng với kết quả kinh doanh của các hãng công nghệ
  • Nhận diện tương lai truyền hình
  • Intel gia nhập thị trường điện thoại thông minh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị