Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ban chỉ đạo quốc gia VINASAT kết thúc sứ mệnh

Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Thiện Nhân tuyên bố giải thể Ban chỉ đạo Quốc gia dự án vệ tinh Vinasat.

Trong suốt 13 năm qua, Ban chỉ đạo dự án Vinasat đã hoạt động không mệt mỏi để đạt được những thành quả như hiện nay – đưa thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam (Vinasat-1) lên quỹ đạo trái đất, giúp khẳng định chủ quyền quốc gia cũng như mở ra một kỷ nguyên mới trong sự nghiệp phát triển viễn thông nước nhà.

Tham dự phiên họp cuối cùng (lần thứ 15) của Ban chỉ đạo Quốc gia dự án Vinasat có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (Trưởng ban), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá, đại diện của VNPT và các bộ ngành khác như Công an, Quốc phòng, Tài chính, Khoa học Công nghệ…

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai đã nêu bật những khó khăn thách thức mà Ban chỉ đạo Vinasat đã gặp phải trong thời gian qua, nhất là việc thỏa thuận vị trí quỹ đạo với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng, sau mấy tháng đo kiểm và thử nghiệm, vệ tinh Vinasat-1 đã chứng tỏ là lựa chọn tối ưu nhất. Tuổi thọ cũng như các chỉ số liên quan khác của vệ tinh đều vượt yêu cầu đặt ra.

Theo Thứ trưởng Lai, với số nhiên liệu hiện tại, Vinasat-1 có thể hoạt động gần 30 năm (yêu cầu ban đầu: 20 năm), giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí hoạt động và triển khai các dự án viễn thông. Ngoài ra, độ tin cậy của Vinasat-1 cũng cao hơn với yêu cầu ban đầu đặt ra. Băng tần của vệ tinh đáp ứng rất tốt, có thể khai thác trên 20 năm, và dự kiến sau 10 năm sẽ thu lãi. Hai trạm điều khiển vệ tinh mặt đất đặt tại Quế Dương và Bình Dương được xây dựng theo chuẩn quốc tế và khá hiện đại so với khu vực. Đồng thời, đội ngũ chuyên gia điều hành các trạm vệ tinh này (phía Việt Nam) được đối tác nước ngoài đánh giá rất cao về trình độ.

13 năm là một quãng đường dài đối với bất cứ dự án nào của Việt Nam, và dự án Vinasat cũng vậy. Trong suốt 13 năm đó đã ghi nhận không ít sự nỗ lực, cố gắng và công sức của nhiều cá nhân, tổ chức tham gia vào dự án Vinasat. Nguyên Bộ Trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá đã đánh giá rất cao nỗ lực của VNPT với tư cách là chủ đầu tư dự án Vinasat, đã làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao nhằm đảm bảo cho sự thành công của vệ tinh Vinasat-1.

Ông Tá cũng đánh gia cao các đối tác đã tham gia vào dự án Vinasat-1, cũng như sự cổ vũ của báo chí truyền thông đã giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án viễn thông cực kỳ quan trọng này của Việt Nam.

Các cột mốc quan trọng của vệ tinh Vinasat-1
(Nguồn: VNPT)

Ngày 12/7/1995: Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin & Truyền thông) thành lập Tiểu ban và nhóm công tác thực hiện việc đăng ký vị trí quỹ đạo vệ tinh cho Việt Nam. Sau đó đã trình Thủ tướng Chính phủ xin xây dựng dự án tiền khả thi về phóng vệ tinh thông tin lên quỹ đạo.

- 19/12/1995: Chính phủ giao Tổng cục Bưu điện chủ trì và phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng dự án tiền khả thi phóng vệ tinh riêng cho Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- 7/9/1996: Tổng cục Bưu điện và Tổng Công ty BCVT Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam - VNPT) thành lập Tiểu ban xây dựng dự án tiền khả thi phóng vệ tinh Việt Nam - VINASAT.

- 1/7/1996: Tổng cục Bưu điện gửi bản khai xin đăng ký với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) 4 vị trí quỹ đạo 68oE; 114,5oE; 122,5oE và 132oE. Đến năm 1997, đã gửi tiếp các bản khai cho các vị trí quỹ đạo 87oE, 97oE, 103oE và 107oE .

- 24/9/1998: Chính phủ ban hành Quyết định thông qua Báo cáo tiền khả thi Dự án phóng vệ tinh Việt Nam - VINASAT.

- 03/5/1999: Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia Dự án VINASAT

- 11/6/2001: Bộ KHCN&MT phê duyệt VINASAT là một trong các nội dung chủ yếu của Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm (2001-2005) có tên "Nghiên cứu khoa học và phát triển CNTT và truyền thông", mã số KC.01

- 09/10/2002: Chính phủ thông qua các nội dung cơ bản của Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án VINASAT.

- 18/10/2005: Chính phủ ban hành Quyết định 1104/QĐ-TTg về đầu tư dự án, giao VNPT là chủ đầu tư và thực hiện.

- 12/5/2006: Ký kết hợp đồng "Cung cấp vệ tinh, dịch vụ phóng và thiết bị trạm điều khiển" với Nhà thầu Lockheed Martin Space Systems (Mỹ). Hãng này được lựa chọn sau quá trình VNPT tổ chức đấu thầu theo phương thức đấu thầu quốc tế, với các yêu cầu đặt ra là: đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro; có trình độ công nghệ hiện đại, tiên tiến ngang tầm trình độ của khu vực và quốc tế giai đoạn 2010-2020, với tuổi thọ hoạt động tối thiểu 15 năm; đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, độ tin cậy theo yêu cầu; có các điều kiện, điều khoản thương mại cũng như giá cả hợp lý.

- Tháng 01/2007: VNPT khởi công xây dựng 2 khu Nhà trạm điều khiển vệ tinh VINASAT-1 tại Hà Tây và tại Bình Dương.

- 20/12/2007: VNPT ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm vệ tinh với Bảo Việt Việt Nam và Bảo hiểm Bưu điện PTI.

- Tháng 3/2008: Lockheed Martin hoàn thành sản xuất và chuyển vệ tinh ra bãi phóng Kourou (thuộc quốc gia Nam Mỹ French - Guyana).

- Tháng 4/2008: Phóng vệ tinh VINASAT-1, do hãng ArianeSpace của Pháp thực hiện.

- Tháng 5/2008: Nhà thầu Lockheed Martin bàn giao VINASAT-1 cho VNPT sau một tháng kiểm tra lại hoạt động của vệ tinh.


(Theo Văn Hân/VnMedia)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Google cung cấp thiết bị tìm kiếm văn phòng siêu mạnh
  • Trình duyệt trong cuộc chiến chống mã độc
  • Hội thảo Internet - Vũ khí chống bão giá
  • Hội nghị ASEAN về viễn thông công ích
  • Sàn giao dịch thuê xe ôtô trực tuyến đầu tiên
  • Phiên bản ICBook của CMS dùng chip Atom
  • Thúc đẩy phát triển CNTT-truyền thông
  • EU sẽ có mạng tra cứu cạnh tranh với Google
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị