Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo quản và sử dụng thẻ nhớ đúng cách

Dù bền, nhưng nếu không được sử dụng và bảo dưỡng đúng cách, tuổi thọ của thẻ nhớ sẽ giảm, chưa kể có thể hỏng firmware và mất dữ liệu. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp sử dụng thẻ nhớ đúng cách.
 
1. Format thẻ nhớ trong máy ảnh
 
Nên format thẻ nhớ trong máy ảnh thay vì format trên máy tính, bởi lẽ máy ảnh sẽ tự động định dạng phù hợp với việc chụp và lưu ảnh thay vì đơn thuần chỉ lưu file như trên máy tính.
Thẻ nhớ có độ bền cao nhưng nếu không sử dụng đúng cách cũng dễ hỏng. Ảnh: Photography Blog.

2. Luôn kiểm tra dung lượng thẻ
 
Luôn kiểm tra dung lượng thẻ, đừng nên chụp đến những ảnh cuối cùng bởi lẽ rất có thể những bức ảnh cuối sẽ bị lỗi.
 
3. Nhớ sử dụng các phần mềm khôi phục ảnh
 
Nếu lỡ tay xóa hay format thẻ trên máy ảnh, đừng vội lo lắng. Đừng chụp hay ghi gì tiếp lên thẻ, thay vào đó hãy sử dụng các phần mềm khôi phục dữ liệu mà tùy thuộc mỗi hãng sẽ có những phần mềm riêng. Các phần mềm riêng này thường được tối ưu cho thẻ của hãng nên sẽ hiệu quả hơn là các phần mềm tổng hợp.
  
4. Đánh dấu thẻ nhớ đã sử dụng và chưa sử dụng
 
Với giá cả thẻ nhớ ngày càng giảm, cộng với độ phân giải ảnh ngày càng lớn, việc sở hữu nhiều hơn một thẻ không còn là điều quá xa xỉ. Nhưng khi chụp xong thẻ nào phải có cách đánh dấu để phân biệt với cái chưa chụp.
 
5. Sử dụng đầu đọc
 
Khi lấy ảnh, tốt nhất là nên dùng đầu đọc thay vì dùng cáp USB nối máy ảnh với máy tính. Ngoài việc thao tác chậm, hay lỗi nếu lỡ tuột dây, việc dùng dây USB còn làm máy ảnh tốn pin, nhất là trong trường hợp đang trên đường và không có chỗ cắm xạc.
 
6. Không nên xóa ảnh trên máy ảnh
 
Nên hạn chế xóa ảnh trên camera chỉ để tiết kiệm không gian thẻ nhớ. Hãy chọn những thẻ có dung lượng cao để không phải lo lắng đến việc xóa ảnh. Sau khi chụp xong và chuyển tất cả ảnh vào máy tính, lúc này mới nên xóa gì không ứng ý trên máy tính.
 
7. Đừng rút thẻ ra khỏi máy quá sớm
  
Khi đang chuyển/sao chép ảnh, hãy kiên nhẫn chờ đến khi đèn đỏ báo thao tác chuyển trên máy hay đầu đọc thẻ tắt hẳn rồi mới rút ra, tránh trường hợp dữ liệu bị ngắt đột ngột dễ gây nên lỗi thẻ.
 
8. Không quá lo lắng khi thẻ bị ướt
 
Bộ nhớ thẻ vốn là bộ nhớ ở thể rắn, vì thế khi bị ướt người chụp cũng không nên lo lắng. Hãy sấy thật khô trước khi cho lại thẻ vào bất kì thiết bị nào (máy ảnh hay đầu đọc).
 
9. Sao lưu
 
Đối với những vụ chụp ảnh quan trọng, nhất là chụp dịch vụ, luôn giữ lại ảnh trong thẻ cho đến khi sao lưu xong sang máy tính. Ngay cả với máy tính, cũng nên nhớ sao lưu trên những ổ cứng riêng biệt, hoặc tốt hơn nữa, là trên máy tính khác nhau, ở những địa điểm khác nhau.
 
10. Viết tên lên thẻ
 
Viết tên, số điện thoại lên thẻ để đề phòng thất lạc hoặc khi cho mượn mà bạn không nhớ thì vẫn còn cơ hội được trả lại.
 

(Theo Số hoá/nld)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • 4 cách lướt web an toàn hơn với IE
  • Hướng dẫn xử lý một số lỗi “nhỏ” của PC
  • Màn hình LCD sử dụng cổng USB - Lợi hay không ?
  • Chữa bệnh “ngốn” RAM cho Firefox
  • Cách phòng chống, tìm, diệt những Virus cứng đầu
  • Học Anh văn trên iPhone
  • 20 phím tắt hữu ích khi sử dụng Windows
  • Điện thoại di động vệ tinh ra mắt ở VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị