Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các DN viễn thông với “cuộc thi” 3G: “Vé vớt” cho ai ?

Theo các DN, nhu cầu nóng nhất vẫn là thoại và SMS chứ không phải là các dịch vụ trên nền 3G

Theo các DN, nhu cầu nóng nhất vẫn là thoại và SMS chứ không phải là các dịch vụ trên nền 3G
Hồ sơ thi tuyển 3G đã được 6 "thí sinh" nộp cho Bộ TT-TT, trong đó có 1 hồ sơ liên danh (liên danh EVN Telecom và Hanoi Telecom). Các hồ sơ này được xếp hạng ra sao ?
 

Mặc dù thông tin chính thức chưa được tiết lộ cụ thể nhưng theo các thông tin ban đầu từ chính các "thí sinh" tham dự, 2 tiêu chí quan trọng nhất là cam kết đầu tư trong 3 năm đầu (kể từ khi có giấy phép 3G) và số tiền đặt cọc, đã ngã ngũ. Bốn "thí sinh" chiếm ưu thế ở 2 tiêu chí này là MobiFone, Viettel, VinaPhone và liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom.


Trong số 4 thí sinh chiếm ưu thế ở 2 chỉ tiêu quan trọng có thể thấy ngay được, 2 thí sinh chiếm ưu thế gần như tuyệt đối so với 2 thí sinh khác là MobiFone và Viettel. Hai mạng di động này cũng là 2 mạng di động chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường hiện nay (đều có trên 30 triệu thuê bao tính đến cuối năm 2008), đồng thời có hạ tầng rộng và mạnh nhất, phủ sóng GPRS toàn quốc, đồng thời cũng là 2 mạng di động có chất lượng tốt nhất trong số các mạng di động.

Xét về mặt chất lượng, MobiFone dẫn điểm so với Viettel khi 2 năm liên tục, mạng di động này đều có kết quả đo kiểm chất lượng di động hơn hẳn Viettel (do Cục quản lý Chất lượng, Bộ TT-TT đo kiểm và công bố công khai). Thêm vào đó, MobiFone cũng là mạng di động 4 năm liên tục (từ 2005-2008) được trao giải thưởng quan trọng nhất của hệ thống giải thưởng Vietnam Mobile Awards: "Mạng di động được ưa chuộng nhất trong năm" và 3 năm liên tục được trao giải "Mạng di động chăm sóc khách hàng tốt nhất".
 

Theo nguồn tin từ 3 mạng di động GSM lớn nhất là MobiFone, Viettel, VinaPhone, các mạng di động này cần giấy phép 3G chưa phải để phát triển ngay các dịch vụ 3G cho người dùng. Nhu cầu cấp bách nhất với giấy phép 3G là để chống nghẽn cho các thuê bao 2G hiện tại ở các khu vực thành phố lớn có mật độ sử dụng di động quá dày đặc. cả 3 mạng di động này đều khẳng định: nhu cầu nóng nhất vẫn là thoại và SMS chứ không phải là các dịch vụ trên nền 3G.

Tuy nhiên, Viettel lại có ưu thế hơn về vùng phủ sóng (dù hiện tại sự chênh lệch đã thu còn rất hẹp) và tốc độ phát triển thuê bao. Cũng tại giải Vietnam Mobile Awards, Viettel cũng là mạng 3 năm liên tục giành giải "Mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao nhanh nhất".
 

Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, MobiFone và Viettel là 2 mạng di động không thể thiếu "vé 3G" trong lần cấp phép này bởi ưu thế tuyệt đối của họ trên các tiêu chí chủ chốt mà đề thi 3G yêu cầu. Trên thực tế, việc "lỡ tàu" 3G của 2 mạng này là không thể xảy ra bởi đó sẽ là một thiệt hại cực lớn cho hàng chục triệu khách hàng của 2 mạng di động này.


Đối với VinaPhone, mạng di động này đã mất vị trí số 1 về vùng phủ sóng, đồng thời cũng không còn vị trí số 1 về thuê bao nhưng là mạng di động đứng thứ 3 vượt trội hơn hẳn 4 mạng di động đứng kế tiếp (S-Fone, EVN Telecom, Vietnam Mobile, G-Tel) về hạ tầng, thuê bao, doanh thu... Chính vì lý do này, cộng với việc có cam kết đầu tư và tiền đặt cọc tốt hơn, VinaPhone cũng là ứng cử viên khó có thể "lỡ tàu" 3G trong lần cấp phép này.


Cũng vì thế, tấm vé 3G còn lại có thể sẽ là cơ hội của 3 "thí sinh": liên danh EVN Telecom, Hanoi Telecom; Saigon Postel (với mạng S-Fone) và G-Tel. Trong số 3 thí sinh này, S-Fone có lợi thế về thuê bao, hạ tầng về 2G cũng đã được đầu tư khá bài bản... nhưng lại có điểm yếu là kém điểm liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom về cam kết đầu tư và tiền đặt cọc. Tuy nhiên, liên danh EVN Telecom, Hanoi Telecom cũng có  điểm yếu. Đó là về chất lượng mạng lưới của EVN Telecom không tốt bằng S-Fone, còn Hanoi Telecom thì có một kinh nghiệm không mấy tốt đẹp khi triển khai mạng CDMA với thương hiệu HT Mobile (giờ đã chuyển sang mạng GSM và đổi tên thành Vietnam Mobile).


Riêng G-Tel thì chưa thể hiện ra bên ngoài bất cứ ưu thế nào rõ rệt và được coi là "thí sinh" ít khả năng nhận được "vé 3G" nhất trong số 6 thí sinh. Tuy nhiên, G-Tel lại được coi là một ẩn số bí hiểm theo đánh giá của một số chuyên gia viễn thông.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Vodafone “kết hôn” với Microsoft
  • 'Chôm' tài khoản IM, Gmail – Mục tiêu mới của Phisher
  • 'Bão' tài chính quật ngã nhiều đại gia truyền thông Mỹ
  • SAP kỳ vọng nhiều ở thị trường Việt Nam
  • HP và Sun Microsystems hợp tác dài hạn về Solaris
  • VDC chủ động đi tìm đối tác quốc tế
  • Yahoo có thể bán, hợp tác về dịch vụ tìm kiếm
  • Việt Nam "dậm chân tại chỗ" về cạnh tranh CNTT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị