Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các khoa học gia máy tính ra sức tăng cường an ninh trực tuyến

Nếu bạn quên mật khẩu khi đăng nhập vào một địa chỉ email hoặc một website mua sắm trực tuyến thì website đó sẽ hỏi bạn 1 câu hỏi bảo vệ như: ‘Tên thời con gái của bạn là gì?’ hoặc ‘Bạn sinh ở đâu?’

(Ảnh: bcu.org)

Vấn đề đó là những câu hỏi như thế không an toàn lắm. Người ta có thể biết được câu trả lời của bạn. Còn nếu không biết thì cũng không khó để tìm ra câu trả lời hoặc thậm chí có thể đoán hên xui.

Nhưng các khoa học gia máy tính đến từ Trường Rutger đang thử nghiệm 1 thủ thuật mới có thể vừa dễ dàng hơn lại vừa an toàn hơn.

“Chúng tôi gọi chúng là những câu hỏi riêng tư dựa vào hoạt động”, Danfeng Yao – giáo sư phụ tá ngành tin học đến từ Trường Nghệ thuật và Khoa học Rutgers cho biết. Các trang web có thể hỏi bạn: ‘Lần cuối cùng bạn gởi email là khi nào? Hoặc ‘Trưa hôm qua bạn làm gì?

Yao và các sinh viên của cô đang thử nghiệm cách thức những câu hỏi hoạt động này chống cự thế nào với “sự tấn công”.

Các cuộc nghiên cứu trước đây cho biết rằng, những người sử dụng hợp pháp sẽ dễ dàng trả lời những cầu hỏi về những hoạt động gần đây nhưng lại khó khăn hơn cho những kẻ xâm nhập tìm kiếm hoặc đoán mật khẩu, Yao cho biết.

Cô nói: “Chúng tôi muốn câu hỏi phải năng động. Những câu hỏi bạn gặp hôm nay sẽ khác với những câu hỏi bạn gặp ngày mai.”

Yao cho biết rằng, cô đã đưa 4 sinh viên trong phòng lab của mình 1 danh sách những câu hỏi  liên quan đến những hoạt động mạng, hoạt động thể chất và những câu hỏi về quan niệm, rồi sau đó bảo họ “tấn công” lẫn nhau.

“Chúng tôi nhận thấy rằng, những câu hỏi liên quan đến thời gian có sức mạnh hơn những câu hỏi khác. Nhiều người đã đoán câu trả lời cho câu hỏi, ‘Ai là người cuối cùng bạn gởi email?’ hoặc ‘Email cuối cùng bạn gởi vào lúc mấy giờ?’ Nhưng rất ít người có thể đoán được câu trả lời.

Yao giải thích rằng, sẽ không khó để 1 nhà cung ứng dịch vụ trực tuyến tạo ra những dạng câu hỏi bảo vệ này bằng cách nhìn vào email của người sử dụng, những hoạt động trên lịch hoặc những giao dịch trước đó. Máy tính sẽ sử dụng công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tổng hợp các câu hỏi dễ hiểu và phân tích độ chính xác của câu trả lời.

Yao đề nghị cần nghiên cứu nhiều hơn nữa để xác định tính thực tế của phương pháp mới này và cách tốt nhất để thực hiện nó.

Công trình nghiên cứu của Yao được các quỹ hỗ trợ của Tổ chức Khoa học Quốc gia tài trợ.

(Theo Bluesky (ScienceDaily) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Phần mềm quét virus D32 tái xuất giang hồ
  • Giảm gánh nặng cho việc phát triển phần mềm
  • VietNam Mobile Awards 2009: Hứa hẹn nhiều bất ngờ!
  • Các xu hướng bảo mật năm 2010
  • Điện thoại 3G: Cần được bảo mật như máy tính
  • Công nghệ chống sao chép của Amazon bị bẻ khóa
  • Công nghệ tương lai - vẫy tay điều khiển vô tuyến
  • Có thể dùng ánh sáng để kết nối mạng Internet
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị