Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiến lược an ninh bảo mật hiệu quả trong thời khủng hoảng

 

Chiến lược an ninh bảo mật hiệu quả trong thời khủng hoảng sẽ là chủ đề chính của Hội thảo-triển lãm Quốc gia về An ninh Bảo mật (Security World) lần thứ tư sẽ diễn ra trong hai ngày 24 – 25 tháng 03 năm 2009 tại Hà Nội. Sự kiện do Tổng Cục Kỹ Thuật - Bộ Công An, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) - Bộ Thông tin và Truyền thông và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Việt Nam) phối hợp và tổ chức.

Theo ước tính của McAfee trong năm 2008, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ đôla do các vụ mất cắp sở hữu trí tuệ và việc khắc phục thiệt hại do mất ATTT gây ra. Ba nguy cơ chính dẫn đến rò rỉ thông tin, xâm nhập hệ thống bất hợp pháp là sự cắt giảm chi phí, sao nhãng hệ thống an ninh; gia tăng tội phạm công nghệ cao và từ chính nhân viên trong tổ chức. McAfee cũng đưa ra dự báo sự suy yếu của kinh tế thế giới sẽ làm gia tăng các vụ mất cắp dữ liệu trong năm 2009.

Tại Việt Nam, theo Cục Công nghệ Tin học Nghiệp vụ, Tổng cục kỹ thuật, Bộ Công an (E15), hiện đang tồn tại nhiều lỗ hổng an ninh nghiêm trọng, số máy tính bị nhiễm virus trong năm 2008 là 27.046.000 lượt, số website bị hacker tấn công là 161 vụ, trong đó có 109 vụ do hacker nước ngoài thực hiện.

Theo BKIS so với năm 2007, số dòng virus mới tăng gấp 5 lần và số lượt máy tính bị nhiễm tăng gần gấp đôi năm ngoái, từ 33 triệu lên gần 60 triệu; mỗi tháng có vài chục trang web của Việt Nam bị hacker tấn công. Năm 2008, Việt Nam đã xảy ra hơn 40 vụ liên quan đến tội phạm công nghệ cao (CNC) gây thiệt hại hàng nghìn tỷ.

Ông Nguyễn Tử Quảng – Giám đốc BKIS cho biết: “Ở Việt Nam, tội phạm tin học sau 2 năm im ắng có dấu hiệu quay trở lại. Cụ thể là các vụ việc của Công ty PA VietNam, Techcombank hay vụ tấn công DDoS… Tình hình virus là một điểm đáng lưu ý trong năm nay với số lượng mã độc tăng đột biến mỗi ngày. Ngoài tăng về số lượng, các công nghệ được áp dụng để viết và phát tán virus cũng được tin tặc liên tục “cải tiến”… Động cơ của hacker khi viết virus cũng đã thay đổi rất nhiều, thể hiện rõ mưu đồ vụ lợi, kiếm tiền bất chính… ”.

Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức về an toàn thông tin chưa cao và việc triển khai, đầu tư chiến lược an ninh bảo mật chưa hiệu quả. Theo khảo sát của VNISA dựa vào các chuẩn an toàn thông tin của các tổ chức chuyên nghiệp về an ninh và bảo mật quốc tế đối với các doanh nghiệp, 40% doanh nghiệp Việt Nam không có hệ thống tường lửa, 70% doanh nghiệp không có quy trình xử lý sự cố an toàn thông tin, 85% doanh nghiệp không có chính sách an toàn thông tin.

Năm 2009, Security World được tổ chức trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến chiến lược đầu tư cho công nghệ, trong đó có công nghệ an ninh bảo mật. Do đó, sự kiện sẽ tập trung vào việc tăng cường nhận thức, trao đổi kinh nghiệm, và giới thiệu giải pháp nhằm xây dựng chiến lược an ninh bảo mật hiệu quả trong bối cảnh kinh tế bất ổn. Đặc biệt, bà Elaine Lee - chuyên gia phân tích cao cấp IDC Malaysia sẽ đem đến hội thảo những đánh giá, phân tích và dự báo xu hướng đầu tư cho an ninh bảo mật một cách hiệu quả.

Security World 2009 sẽ đề cập đến những vấn đề thời sự của lĩnh vực an toàn thông tin trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay với những rủi ro ngày càng lớn, từ các hình thức tấn công hệ thống mạng cho đến việc việc rò rỉ, mất cắp các thông tin trọng yếu của doanh nghiệp. Làm sao để xây dựng được chiến lược an toàn thông tin hiệu quả - với mức chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo được tính ổn định của các hoạt động kinh doanh – đang là một vấn đề mang tính sống còn cho các doanh nghiệp.

Với sự tham gia của các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu về an ninh mạng và truyền thông, bảo mật dữ liệu, mã hóa, định dạng và chống virus như: Symantec, Oracle, CE-Infosys, AVP, Tumbleweed, Vi-network, BKIS…, Security World 2009 mở rộng bàn luận nhiều vấn đề hiện nóng hiện nay như: bảo vệ tên miền, cơ sở hạ tầng khóa công khai, chứng thực số, an ninh bảo mật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và những quy định, tiêu chuẩn mới về an toàn bảo mật trên thế giới và tại Việt Nam; Quy hoạch chiến lược an ninh quốc gia của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nào, tác động đến tổ chức và doanh nghiệp ra sao? Vai trò của công nghệ với vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia, quản lý dân cư và các mục tiêu công cộng; Chiến lược an ninh thông tin thay đổi gì trong bối cảnh hiện nay và làm thế nào để đầu tư mua sắm công nghệ hiệu quả trong bối cảnh cắt giảm ngân sách chi tiêu; Đảm bảo an toàn bảo mật mạng lưới. Trình diễn công nghệ UTM, VPN và các thiết bị firewall; Cập nhật các sản phẩm và giải pháp đảm bảo an toàn máy tính, an toàn mạng và an toàn dữ liệu...../.

( Theo TTXVN)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Giải Công nghệ thông tin-truyền thông đầu tiên
  • Thị trường máy tính đang tồi tệ nhất từ năm 2001
  • Google: Giảm thưởng không lại với giảm lợi nhuận
  • Vi xử lý Intel Atom dành cho ô tô và điện thoại Internet
  • Doanh số máy tính cá nhân sẽ giảm kỷ lục
  • Chipset giành cho điện thoại thông minh giá dưới 150USD
  • Xuất khẩu PC toàn cầu năm 2009 sẽ giảm
  • Chi tiêu IT sụt giảm mạnh do khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị