BM vừa công bố một bước đột phá lớn trong công nghệ máy tính cuối tuần qua. Khám phá của hãng giúp chuyển tín hiệu điện thành các chùm sáng, từ đó thu gọn các siêu máy tính tốn hàng trăm mét vuông diện tích ngày nay xuống kích thước của một con chip.
Ngành công nghiệp vi xử lý đang hướng tới các chip đa nhân, tốn ít diện tích hơn nhiều chip đơn nhân nhưng tiêu tốn năng lượng hơn và toả ra khá nhiều nhiệt - những yếu tố chính cản trở phát triển công nghệ. Bộ vi xử lý của máy chơi game Playstaytion 3, một trong những bộ vi xử lý phức tạp nhất ở thời điểm hiện tại, có tới 9 nhân.
Mạch điện sử dụng công nghệ mới của IBM này dùng ánh sáng để chuyển dữ liệu giữa các bộ vi xử lý trong siêu máy tính, nhanh hơn và tốn ít năng lượng hơn rất nhiều so với dây điện đồng truyền thống. Thành phần phụ trách việc chuyển điện thành ánh sáng này có tên Mach-Zehnder electro-optic modulator, có kích thước cực nhỏ so với các sản phẩm tương đương được giới thiệu trước đó. Tiến sĩ Tze-chiang Chen, phát ngôn viên bộ phận nghiên cứu khoa học & công nghệ của IBM - cho biết: “Thành tựu chúng tôi đạt được hôm nay là bước tiến có ý nghĩa tới các phương thức nhỏ và tiết kiệm điện hơn giúp kết nối các nhân vi xử lý máy tính, theo cách mà trước tới nay chưa ai tìm ra”. Công nghệ chuyển dữ liệu qua ánh sáng trên quãng đường khoảng vài cm này nhanh hơn dây đồng 100 lần, nhưng chỉ tiêu thụ tương đương 1/10 năng lượng. Điện năng tiêu thụ giảm khiến chi phí duy trì hoạt động cho các siêu máy tính nhờ đó cũng giảm đi nhiều, và nhiệt lượng toả ra thấp sẽ giúp loại bỏ các thành phần làm mát cồng kềnh. Công nghệ này hiện vẫn đang trong phòng thí nghiệm, và có lẽ phải mất 10 tới 15 năm nữa trước khi thành phẩm đến được tay người tiêu dùng. Nếu trở thành hiện thực, các siêu máy tính tương lai sẽ chỉ tiêu thụ điện ngang bằng bóng đèn tròn, thay vì hàng trăm căn hộ ở thời điểm hiện tại.
Hoàng Hải
Trích từ Dân Trí
(Theo PCWorld, BBC, Reuters)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com