Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc chơi 3G bắt đầu nhộn nhịp

Các nhà mạng đã chính thức vào cuộc chơi mạng 3G (tạm hiểu là mạng di động có băng thông rộng, tốc độ cao) với nhiều dịch vụ lạ trong mắt người tiêu dùng Việt. Vì còn lạ, nên những dịch vụ 3G chỉ quen với dân kỹ thuật, còn với khách hàng đại chúng, hầu như đều lạ lẫm.

Chọn máy 3G

Người sử dụng điện thoại di động Việt Nam đã có thể xem phim trực tuyến, duyệt trang web với tốc độ cao nhờ dịch vụ băng thông rộng công nghệ 3G. Ảnh: Lê Quang Nhật

Muốn sử dụng các dịch vụ trên mạng 3G phải có thiết bị đầu cuối nhận được sóng 3G (quanh cột sóng trên chiếc điện thoại có ký hiệu “3G”) ở những vùng có phát sóng 3G. Về mặt lý thuyết, những dòng máy trên thị trường được bán với giá từ 4 triệu trở lên đã hỗ trợ 3G. Nhưng trên thực tế, nhiều nhà sản xuất đã có nhiều model hỗ trợ 3G có giá dưới 2 triệu đồng như Vinaphone Alo 1208 có giá 1,6 triệu đồng, Nokia 2730 — 1,9 triệu đồng, Nokia 3710 – 3,09 triệu đồng, LG GW525 – 3,48 triệu đồng, Sony Ericsson T707 – 3,98 triệu đồng, Sony Ericsson GT505 – 3,99 triệu đồng, Nokia 6760 – 4,9 triệu đồng… Danh sách này sẽ còn dài hơn tuỳ theo nhu cầu sử dụng về mẫu mã cũng như những chức năng mở rộng khác.

Khi chọn máy, chú ý đến những yếu tố như tốc độ kết nối, kích thước màn hình, cấu tạo bàn phím… Nếu sử dụng những chức năng 3G “cấp thấp” như Video call (thoại có hình), Music on demand (nghe nhạc theo yêu cầu)… chỉ cần màn hình vừa đủ (1,8 inch), tốc độ 3,6Mbps (chuẩn UMTS). Nếu dùng những chức năng như xem tivi, duyệt web, Mobile camera… nên chọn những màn hình rộng (từ 2 inch trở lên), bàn phím QWERTY (như bàn phím máy tính), tốc độ kết nối của máy có thể đạt được 7,2 Mbps (chuẩn HSDPA)…

Thống kê từ hệ thống bán lẻ Viễn Thông A, Thế Giới Di Động cho biết, trong năm 2009, tỷ lệ máy 3G bán ra chiếm từ 10 – 12%. Năm 2010, giới kinh doanh điện thoại di động tại Việt Nam hy vọng, khi chất lượng mạng 3G ổn định và triển khai đầy đủ các dịch vụ 3G như nhà mạng đã cam kết, thị phần nhóm điện thoại hỗ trợ công nghệ 3G sẽ tăng trưởng mạnh, ước chừng khoảng 20 – 25% số lượng máy bán ra.

Chọn dịch vụ nào?

Trong những dịch vụ 3G mà các nhà mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel đã cung cấp trên thị trường, những dịch vụ được người tiêu dùng quan tâm là những dịch vụ: Video call, Mobile internet (kết nối bằng điện thoại di động để vào mạng hoặc dùng như một modem kết nối với máy tính), Mobile broadband (kết nối bằng thiết bị rời với máy tính thông qua cổng USB) và Mobile tivi.

Với dịch vụ Video call, hiện các nhà mạng đã kết nối với nhau nên các thuê bao của các nhà mạng có thể dùng dịch vụ này với nhau, với điều kiện hai máy phải cùng kích hoạt mạng 3G và có camera nằm phía trước. Khi thanh toán cước, người gọi sẽ trả phí tuỳ theo mức thu của từng nhà mạng, dao động từ 1.000 – 2.000đ/phút gọi.

Mobile broadband đang thu hút người tiêu dùng vì tính tiện lợi của nó: truy cập internet bằng sóng di động 3G. Với nhà mạng Vinaphone có hai gói cước là: Standard (MB1) dung lượng truy cập tối đa là 3GB/tháng với mức cước 150.000đ, và gói Business (MB2) không giới hạn dung lượng truy cập, chi phí 300.000đ/tháng. Riêng tốc độ có hai mức là 3,6Mbps và 7,2Mbps tuỳ thuộc vào thiết bị đầu cuối. Hiện nay Vinaphone có bán thiết bị trên với giá 1,17 triệu đồng (tốc độ 3,6Mbps) và 1,73 triệu đồng (7,2Mbps).

Với Mobifone, thiết bị đầu cuối chỉ có một sản phẩm duy nhất với tốc độ lên đến 7,2Mbps (giá 1,25 triệu đồng) nhưng người tiêu dùng có hai lựa chọn: gói FC1 tốc độ 384Kbps, chi phí 125.000đ/ tháng, còn gói FC2 có tốc độ 7,2Mbps, chi phí 250.000đ/tháng. Cả hai gói cước trên không giới hạn dung lượng truy cập.

Viettel hiện nay có hai gói Mobile broadband trả sau và một gói trả trước. Hai gói trả sau gồm gói 50.000đ/tháng với dung lượng miễn phí là 500MB và gói 150.000đ/tháng được dùng miễn phí 2GB/tháng. Gói trả trước được tính 1MB giá 120đ. Giá của thiết bị D-Com 3G 1,1 triệu đồng với tốc độ tối đa là 3,6Mbps.

Mobile tivi hiện là dịch vụ có giá rẻ nhất. Hiện ba nhà mạng trên đều cung cấp dịch vụ này với giá dao động từ 35.000 – 50.000đ/tháng. Với Mobile tivi, khách hàng có thể xem được từ 15 – 20 kênh truyền hình. Chất lượng hình ảnh khá rõ, song sóng chưa ổn định nên hình ảnh hay bị đứng.

Chất lượng chưa như mong muốn nhưng theo các nhà mạng cam kết, khi vùng phủ sóng được mở rộng, các gói dịch vụ sẽ được nâng cấp ngày càng hoàn thiện hơn.

Chú ý khi sử dụng dịch vụ Mobile tivi

Dịch vụ Mobile tivi của Vinaphone được cung cấp miễn phí cho các thuê bao đăng ký sử dụng các gói cước U1, U7, U30 của dịch vụ Mobile internet. Các thuê bao đăng ký sử dụng các gói cước M0, M10, M25, M50 phải đăng ký gói cước Mobile tivi, nhắn tin theo cú pháp: “TV ON” gửi tới 888. Sau khi đã kích hoạt mạng 3G và đăng ký dịch vụ Mobile tivi, các thuê bao di động trả trước và trả sau của Vinaphone đều sử dụng dịch vụ này.

Còn với Mobifone, muốn sử dụng Mobile tivi, sau khi kích hoạt mạng 3G, đăng ký nhắn tin theo cú pháp: “DK_MTV_tên gói dịch vụ” (hiện có ba gói: TV30, TV7 và TV1) gửi tới số 999. Với các thuê bao trả trước, cước Mobile tivi được trừ vào tài khoản chính. Khi dùng các gói TV7 và TV1, nếu hết hạn sử dụng phải đăng ký lại. Còn gói TV30, sau khi hết hạn, nếu không đăng ký sẽ được tự động gia hạn thêm 30 ngày.

Dịch vụ Mobi tivi của Viettel bao gồm hai dịch vụ: LiveTV (các kênh truyền hình) và VOD (các bộ phim hay các video clip). Để đăng ký dịch vụ với gói cơ bản (gồm các kênh: VTV1/2/3, Hà Nội 1, HTV7/9, VTC1/2/8, FashionTV), soạn tin nhắn “DK” gửi 1331. Muốn sử dụng các kênh thêm, soạn cú pháp: “BS tên kênh” gửi 1331. Các kênh thêm gồm: CNN (7.000đ/tháng), CNBC, VTC11/13/3 – 5.000đ/tháng; VTC4/7/9/10 – 3.000đ/tháng.

Ngoài đăng ký bằng tin nhắn, có thể vào wapsite http://mobitv.vn bằng cách: Menu > Web > nhập địa chỉ wapsite trên vào thanh địa chỉ, chọn mục “cá nhân” để đăng ký sử dụng gói cơ bản hoặc những kênh thêm.

(Theo Trọng Hiền // SGTT Online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Chuyện cái password: Từ “12345” đến... “123456”
  • Ra mắt kênh truyền hình số vệ tinh lớn nhất Việt Nam
  • Bắt đầu gỡ rối cho BTS
  • Google tính chuyện rời khỏi Trung Quốc
  • Tên miền .vn có xu hướng tăng mạnh
  • Bổ sung 16,9 tỷ đồng phát triển công nghiệp phần mềm
  • 10 xu hướng gia công phần mềm 2010
  • Dự báo xu hướng ICT Việt Nam năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị