Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đã có công cụ miễn phí diệt Trojan “ăn cắp”

Microsoft cho biết, trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tuần, công cụ quét mã độc miễn phí của hãng đã quét sạch Trojan Zeus (dùng để đánh cắp tiền) ra khỏi gần 275.000 máy tính cài hệ điều hành Windows.

Zeus còn được gọi là Zbot, là một bộ công cụ để bọn tội phạm mạng tạo mã độc tùy biến, sử dụng lây nhiễm máy tính PC. Các tin tặc đã lợi dụng Zeus để đánh cắp tên đăng nhập, mật khẩu và các thông tin cần thiết khác để đăng nhập vào các tài khoản ngân hàng trực tuyến. Những kẻ tiếp tay có tên gọi “money mule” (chú lừa tiền) sẽ thực hiện rút tiền từ các tài khoản đã bị đột nhập và chuyển cho tổ chức tội phạm này.

Tuần trước, hãng Fortinet đã thông báo rằng, một nhóm tội phạm Zeus đã nhắm tới các tài khoản đầu tư của trang Charles Schwab và tiêm nhiễm một dạng giả mạo phiên giao dịch hợp pháp trên trang web của hãng này, để thu thập thông tin cá nhân. Sau đó, chúng sẽ sử dụng để xác nhận cho các giao dịch bất chính của chúng.

Thứ ba tuần trước, Microsoft đã bổ sung tính năng phát hiện Zeus/Zbot – Malicious Software Removal Tool, chương trình vô hiệu hóa mã độc miễn phí mà Microsoft cập nhật mỗi tháng và phân phối cùng với các bản vá bảo mật hàng tháng. Tuy nhiên, MSRT không ngăn chặn cuộc tấn công mã độc vào các máy tính cài Windows. Chúng chỉ có thể phát hiện và xóa mã độc khỏi máy tính bị lây nhiễm.
Từ thứ 3 tuần trước (12/10), MSRT đã vô hiệu hóa được 281,491 bản sao Zeus ra khỏi 274.873 máy tính, 20,4% máy tính được quét từ thứ ba vừa rồi là do Zeus lây nhiễm, theo Microsoft. Zeus đã xuất hiện đầu tiên vào năm 2007 nhưng chỉ trở thành chủ đề lớn khi cuối tháng trước khi những nhà cầm quyền ở Mỹ, Anh và Ukraina đã bắt giữ hơn 100 thành viên của tổ chức tội phạm này. Tổ chức này đã đánh cắp khoảng 200 triệu USD từ người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ trong khoảng thời gian 4 năm.
Hiện, người dùng có thể tải công cụ MSRT từ các trang web của Microsft tại đây hay sử dụng Windows Update để tìm và cài đặt công cụ này.
 

(Theo Ictexpress/nld online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • “Làm phép” với menu Start
  • Tạo ghi chú và nhắc việc trên màn hình với Freebie Notes
  • Làm gì khi laptop “rùa”?
  • Công cụ tối ưu Windows 7
  • 2 tỷ người trên thế giới dùng Internet năm 2010
  • Nhiều ứng dụng Facebook làm lộ thông tin cá nhân
  • Cảnh báo một "công nghệ lừa" an ninh mạng mới
  • Mạng di động 4G sẽ có mặt ở Mỹ vào cuối năm nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị