Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hack vệ tinh... trên trời

Tại hội nghị bảo mật Black Hat tổ chức tháng trước tại Mỹ, Leonardo Nve, chuyên gia an ninh mạng người Tây Ban Nha đã trình diễn cách thức truy cập và khai thác trái phép kết nối Internet qua vệ tinh.

Chỉ cần sử dụng một bộ công cụ chưa đến 75USD, Nve có thể can thiệp vào tín hiệu phát video số (DVB) để sử dụng miễn phí Internet vệ tinh tốc độ cao.

Tuy đây không phải là kỹ thuật mới mẻ nhưng phương pháp của Nve đã tiến thêm một bước xa hơn khi có thể sử dụng tín hiệu vệ tinh để che giấu nguồn gốc, hoặc truy cập vào các mạng riêng, hay thậm chí là can thiệp vào truy vấn của người dùng và thay thế vào đó các trang web độc hại để lừa đảo.

Theo Nve, các bước tiến hành trên khá dễ dàng, ai cũng có thể làm được, và Internet vệ tinh giống như một mạng Wi-Fi lớn mở cửa cho tất cả mọi người.

Nếu như mạng Internet thông thường chỉ được cung cấp cho các thành phố lớn hoặc các địa điểm có thể tiếp cận được, Internet vệ tinh lại hữu dụng cho các vùng xa xôi hẻo lánh, các hạm đội trên biển, hay các vùng đất như Bắc Cực.

Trong thử nghiệm của mình, Nve nhấn mạnh tới khả năng có thể can thiệp vào các kết nối Internet quân sự qua vệ tinh, và điều này thực sự nguy hiểm đối với an ninh quốc gia nếu hacker biết cách khai thác.

Các thử nghiệm của Nve hiện mới chỉ được tiến hành đối với các vệ tinh tại châu Âu, châu Á và Nam Mỹ. Nve không chắc cách thức khai thác trên có thể áp dụng đối với các vệ tinh khác hay không.

Tuy nhiên, vị chuyên gia an ninh mạng này khẳng định không sớm thì muộn ông sẽ có những phương pháp xâm nhập hiệu quả khác.

Cũng theo Nve, sở dĩ có thể thực hiện một tấn công khai thác kiểu trên là bởi tín hiệu DVB thường không được mã hóa, và điều này sẽ tạo ra những mỗi nguy lớn. Thực ra, Nve không phải là người đầu tiên trình diễn sơ hở này trên mạng Internet vệ tinh.

Năm 2002, John Walker, một chuyên gia nghiên cứu về vệ tinh tại Anh, đã nói với BBC rằng anh có thể xem những đoạn video không mã hóa từ camera an ninh của NATA tại bán đảo Balkans.

Và tháng 12/2009, Wall Street Journal nói rằng việc thiếu những phương thức mã hóa tương tự đã giúp cho những kẻ nổi dậy tại Afghanistan truy cập trái phép vào kho video của máy bay không người lái tại khu vực này.

Theo Jim Geovedi, một nhà nghiên cứu bảo mật vệ tinh tư vấn cho công ty Bellua tại Indonesia, nói rằng kỹ thuật của Nve là sự trình diễn hiếm hoi, bởi trên thực tế có thể hacker đã biết tới phương pháp này nhưng chưa bao giờ chúng được công bố.

Jim Geovedi cũng so sánh cách thức tấn công vệ tinh với hack điện thoại trước đây, vốn chỉ có số ít người biết đến. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng kiến thức hack vệ tinh thường được giấu kín, và nếu hacker nào biết được thì họ cũng chỉ giữ cho riêng mình.

(Theo Thanh Vân // Tienphong Online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Quản lý xe bằng GPS
  • Những phần mềm học Anh văn, Toán siêu đẳng
  • Hai trang web hay cho ảnh số
  • Công nghệ tìm hiểu tâm tư tình cảm qua di động
  • Ngăn học trò vào web xấu
  • Đo tốc độ kết nối 3G trực tiếp
  • Công nghệ vô tuyến còn vươn xa
  • Xóa dữ liệu vĩnh viễn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị