Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hơn 200.000 nhân viên công nghệ cao mất việc trong 4 tháng

Tiếp theo làn sóng cắt giảm nhân công trong ngành sản xuất xe hơi, ngành công nghệ cao, một trong những lĩnh vực đang ngày càng phát triển, cũng trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế.
 
Chuyên mục Kinh tế của tờ Le Figaro số ra ngày 9/2 cho biết từ tháng 10/2008 đến nay, hơn 40 tập đoàn và công ty điện tử, viễn thông và tin học hàng đầu thế giới đã phải cắt giảm 204.450 nhân công, giảm trung bình 0,6% tổng số nhân viên làm việc trong các công ty này. Trong đó, cắt giảm mạnh nhất là tập đoàn sản xuất chíp điện tử Spansion với 43% và ít nhất là tập đoàn Sanyo với 1,2%.
 
Tình trạng cung lớn hơn cầu đang diễn ra trên toàn thế giới, khiến việc cắt giảm nhân công diễn ra ở hầu hết các nước, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ. Do không thể chống chọi với việc nhu cầu sụt giảm trong bối cảnh khủng hoảng, các tập đoàn Mỹ, đứng đầu trong thế giới công nghệ cao, đã phải cắt giảm nhiều nhân công nhất.
 
Các tập đoàn chuyên về máy vi tính như HP hay phần mềm như Microsoft là những tập đoàn đầu tiên thông báo kế hoạch cắt giảm nhân công và trợ giúp xã hội. Intel, nhà sản xuất thiết bị vi dẫn hàng đầu thế giới, cũng đã công bố quyết định đóng cửa 6 nhà máy, khiến 5.000 thậm chí 6.000 nhân viên có thể bị mất việc.

Ngay cả các tập đoàn điện tử của Nhật Bản cũng buộc phải điều chỉnh nhân sự trong các dây chuyền sản xuất, do nhu cầu thiết bị nghe nhìn điện tử trên thế giới giảm mạnh, khiến hàng hoá phải bán với giá "bèo bọt" và do đồng yên mất giá trầm trọng. Công ty NEC đã phải cắt giảm 1/2 số công nhân làm việc để tránh nguy cơ phá sản.
 
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn như vậy vẫn còn những kẻ sống sót. Ở Hàn Quốc, hai tập đoàn khổng lồ trong lĩnh vực này, Samsung Electronics và LG, cho đến nay vẫn chưa phải cắt giảm nhân công nhờ kịp thời điều chỉnh sản xuất, kể từ sau khi đồng won bị mất giá hồi năm 1997 kéo theo một làn sóng thất nghiệp mạnh mẽ trong lĩnh vực này.

Thậm chí, tập đoàn Apple của Mỹ và Nitendo của Nhật vẫn "gặt hái" đều đặn nhờ các sản phẩm nổi tiếng vẫn đang thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng không làm cho tình hình thị trường công nghệ cao của thế giới sáng sủa hơn và số nhân công thất nghiệp sẽ tăng thêm./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Vodaphone Ltd sáp nhập đại gia 3G Hutchison Ltd
  • NTT và Microsoft sẽ hợp tác quảng cáo trên Internet
  • Intel tổ chức lại sản xuất ở Trung Quốc
  • Amazon sẽ cung cấp ebook cho điện thoại di động
  • Motorola thử nghiệm công nghệ LTE tại Anh
  • Constellation™: Giải pháp lưu trữ mới dành cho doanh nghiệp
  • Ngày 18/2 sẽ thi tuyển công nghệ 3G
  • Suy thoái chưa ảnh hưởng nhiều đến thị trường game Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị