Đúng 40 năm trước,những nền tảng đầu tiên của Internet được hình thành. Ngày nay, ngườita không thể hình dung sự phát triển trong mọi lĩnh vực lại có thểthiếu Internet. Tuy nhiên những bước tiến cực nhanh của Internet trong40 năm qua đang có nguy cơ bị cản trở khi “tính mở” của thuở ban đầungày càng giảm.
Nữ hoàngAnh Elizabeth II và nhà phát minh World Wide Web, Sir Tim Berners-Leetại lễ khai trương website Hoàng gia Anh ngày 12-2-2009. Ảnh: AP< |
Những bước tiến cực nhanh
1969: Ngày 2-9, hai máy tính tolớn ở Đại học California, Los Angeles (UCLA) thí nghiệm trao đổi dữliệu qua một sợi cáp dài 4,5m, đó là thử nghiệm đầu tiên về mạng quânsự Arpanet. Ngày 29-10, lần đầu tiên hai nơi được kết nối – UCLA vàViện Nghiên cứu Stanford ở Menlo Park, California, dù mạng bị treo chỉsau hai chữ cái đầu tiên của từ “logon” (đăng nhập) được chuyển đi. Đếncuối năm có thêm Đại học California Santa Barbara và Đại học Utah thamgia.
Năm 1972, Ray Tomlinson đưae-mail vào mạng và chọn “@” là ký hiệu xác định các địa chỉ e-mailthuộc các hệ thống khác nhau. Và đến năm 1973, Arpanet có các trạm quốctế đầu tiên ở Anh và Na Uy. Năm 1983: Hệ thống tên miền (domain name)được đề xuất, với các hậu tố như “.com”, “.gov”, “.org”, “.edu”... đượcsử dụng rộng rãi ngày nay; 1989: Quantum Computer Services, hiện nay làAOL, giới thiệu dịch vụ America Online cho các máy tính Macintosh vàApple II. Dịch vụ này bùng nổ ngay sau đó và đến năm 2002 có gần 27triệu người Mỹ kết nối.
Năm 1994, Andreessen cùng trongnhóm phát triển Mosaic lập công ty để thúc đẩy Netscape, trình duyệtweb đầu tiên được thương mại hóa. Điều này làm Microsoft và các nhàphát triển khác quan tâm và nhảy vào nắm bắt tiềm năng thương mại củaweb. Trong năm này, thư rác (spam) xuất hiện khi hai luật sư nhập cư Mỹquảng cáo dịch vụ “xổ số thẻ xanh”. Năm 1995, Amazon.com Inc khaitrương, mở ra những cánh cửa ảo. Năm 1998, Google Inc được thành lập từmột dự án khởi đầu trong ký túc xá Stanford; Dân số Internet thế giớivượt 250 triệu, được Napster phổ cập dịch vụ chia sẽ các file nhạc năm1999.
Những năm tiếp theo là các sự kiện đáng nhớ, đánh giá bước tiến của Internet.
2000: Các công ty công nghệ sụpđổ làm nổ “bong bóng dot-com”, vốn cực thịnh trong những năm 1990. Đợttấn công “từ chối dịch vụ” (DoS) đầu tiên lan truyền rộng rãi làmAmazon.com, eBay và nhiều trang web bị tê liệt; 2002: Dân số Internetthế giới vượt 500 triệu USD; 2004: Sinh viên năm hai Đại học HarvardMark Zuckerberg lập ra mạng xã hội Facebook; 2005: Trang web chia sẻvideo YouTube ra mắt; 2006: Dân số Internet thế giới vượt 1 tỷ; 2007:Apple Inc tung ra điện thoại di động iPhone, giới thiệu với hàng triệungười dùng khả năng truy cập Internet không dây; 2008: Dân số Internetthế giới vượt 1,5 tỷ.
“Tính mở” bị đe dọa
Internet ít được biết đến thuởban đầu đã giúp nó phát triển mà không bị ngăn cản hoặc cấm thử nghiệmbởi những quy định pháp lý và thương mại. Ngay cả Chính phủ Mỹ, vốn tàitrợ nhiều cho sự phát triển ban đầu của Internet như một dự án quân sự,nhưng rồi sau đó cũng đã “bỏ bê” nó và cho phép các kỹ sư thúc đẩy ýtưởng về một mạng mở.
Hiện nay, trong khi Internet phổbiến rộng rãi hơn và nhanh hơn bao giờ hết, các rào cản do con ngườitạo ra lại đang đe dọa sự phát triển của nó. “Tính mở” từng thúc đẩyInternet phát triển đang ngày càng giảm, do nhiều nguyên nhân.
Sự tấn công của các hacker vàspam buộc các nhà điều hành mạng phải lập các tường lửa an ninh. Nhiềucông ty ngăn nhân viên truy cập các trang web hay dịch vụ riêng. Cáctính toán thương mại dẫn đến những chính sách cản trở đối thủ, đặc biệtkhi liên quan các thiết bị di động “hot” như iPhone...
Các tường lửa và bộ lọc spam trởnên quan trọng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp. Việc loại bỏcác rào cản này có thể tạo ra những vấn đề lớn hơn. Các kỹ sư Internetphải tìm cách tránh những rào cản lớn làm họ gạt bỏ các ý tưởng mới,trước khi hiểu rõ chúng. Một số nhà cung cấp đã dựng lên các rào cản đểhạn chế nhiều dịch vụ như chia sẻ file vốn chiếm nhiều băng thông…
Một tranh chấp đang diễn ra giữaGoogle và Apple càng cho thấy rõ một nguyên nhân làm suy giảm “tínhmở”. Apple đã ngăn cản ứng dụng Google Voice và người ta cho rằng điềuđó nhằm ngăn cản các dịch vụ có tiềm năng cạnh tranh, bởi Apple đòi hỏirằng chỉ các ứng dụng đã được họ xét duyệt mới được phép chạy trêniPhone.
( Theo Thiện Nguyễn // SGTT Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com