Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lưu bút thời @

Một năm học vừa khép lại, tuổi áo trắng lại lưu luyến chia tay mái trường, bạn bè, thầy cô... Chuyền tay nhau quyển lưu bút học trò nay đã là chuyện “xưa rồi Diễm”, lên mạng viết lưu bút online mới đúng kiểu học sinh thời @!
 
Vài năm trước, lưu bút “đúng chuẩn” phải là những quyển sổ xinh xắn, trên từng trang giấy ghi kín nét chữ bạn bè, có trang ép thêm một cánh phượng đỏ thắm hay nắn nót vài vần thơ. Thời bàn phím lấn lướt cây bút, tuổi ô mai thích trải lòng mình qua những trang lưu bút online.

“Số hóa” kỷ niệm
 
Lưu bút online tất nhiên phải nhờ đến web, như gửi lưu bút tại các website của trường, lập forum riêng cho lớp, tặng nhau những flash music tự tạo, post những tấm hình kỷ niệm... Với những trang lưu bút online thế này, dù đi bất cứ nơi đâu, các bạn trẻ vẫn có thể “lục lọi” lại kỷ niệm xưa. Một cư dân mạng đang du học ở nước ngoài chia sẻ trên Mực Tím Online: “Đã bao nhiêu lần mình được tận hưởng mùa hè ở Việt Nam, những lúc đó mình không ngớt than nóng. Bây giờ mùa hè nơi xứ người làm mình run cầm cập. Mình nhớ lắm những buổi trưa hè lang thang ngoài phố với bạn bè, nhớ những ngày đi chợ cùng mẹ nóng đến vã mồ hôi vì phải xách nặng... Mình nhớ lắm nhưng có lẽ phải lâu thật lâu nữa mới có cơ hội được gặp lại. Nhớ lắm Việt Nam ơi!”.

Trong khi lưu bút viết tay thường được chủ nhân giữ gìn như “hồ sơ mật” thì lưu bút online là nơi để nhiều teen trút bầu tâm sự cho... mọi người cùng biết. “Chỉ còn non một tháng nữa thôi là tụi mình chia tay nhau rồi. Tôi không làm lưu bút vì tôi tưởng rằng mình không ưa gì lớp 9B quậy phá này. Nhưng tôi đã nhầm. Giờ đây, tôi buồn da diết khi hằng ngày xé đi những tờ lịch để đếm thời gian trôi” - Bạn đọc Lê Xuân Ngọc Trâm (cựu học sinh trường Lương Thế Vinh, huyện Tuy Hòa - Phú Yên) tiếc nuối tâm sự trên trang lưu bút online của báo Mực Tím.

Lưu bút online cũng là “đất dụng võ” của những teen sành công nghệ không hài lòng với những trang lưu bút dày đặc chữ. Chỉ cần một máy điện thoại di động có chức năng chụp hình là những khoảnh khắc ấn tượng của thời áo trắng được tung lên mạng, lưu dấu kỷ niệm một thời không quên.

Hiện lưu bút online phát triển rầm rộ như nấm mọc sau mưa. Mới đây, mạng xã hội Zing Me còn tổ chức hẳn một cuộc thi viết lưu bút online dành cho các cô cậu học trò với giải nhất lên đến 20 triệu đồng.

Mái nhà chung

Mắt dán vào màn hình máy tính, tay click chuột, thỉnh thoảng phá lên cười vì những chiến tích một thời, nhiều cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) không khỏi ngậm ngùi nhớ trường xưa, lớp cũ mỗi khi truy cập vào trang web của trường. “Minh à, đọc xong phần lưu bút của ông tự nhiên tui thấy nhớ lớp kinh khủng, tui cũng chợt nhớ ra là hứa cho ông gói ô mai rồi quên đưa mất, để khi hè về tôi cho ông hai bịch luôn ha” - Pinkrabbit (Hà Nội); “Nhìn những tấm hình cũ trên web thấy nhớ quá, không biết khi nào tụi mình mới lại cùng đi chơi, đánh bóng bàn hay đá banh...” - Đình Hòa (Pháp); “Forum phiên bản 4 dễ thương này xin hứa với “bà con” sẽ tồn tại mãi mãi (nói nhỏ nhỏ kẻo... hacker đến “bụp”), nhớ trường, mọi người vào viết lưu bút nhé!” - Tuấn Anh (Mỹ)... Đó là những tâm sự hồn nhiên, đầy hoài niệm của các cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu.

Tham gia xây dựng trang web của Trường Phổ thông Năng khiếu từ những ngày đầu, admin Tuấn Anh tâm sự: “Nhờ những dòng lưu bút của nhiều thế hệ học sinh gửi lại trường qua trang web mà tôi cảm thấy vơi bớt nỗi nhớ trường, nhớ thầy cô, bạn bè khi đi du học”.
 

Nơi bày tỏ “tình thương mến thương”

Vũ Hồng Trang, lớp trưởng 11B10 Trường THPT Hồng Bàng (Hải Phòng) - lớp có trang lưu bút online vừa đoạt giải nhất tuần đầu tiên cuộc thi do Zing Me tổ chức - tâm sự: “Nhiều lúc cập nhật bài vở, trang trí cũng mệt lắm nhưng nghĩ đến niềm vui chung của cả lớp thì lại cố gắng. Thích nhất là từ lúc viết lưu bút chung, cả lớp ngày càng đoàn kết và yêu thương nhau hơn”.

Không chỉ nhớ trường xưa, lớp cũ, nhiều cô bạn không ngần ngại bày tỏ “tình thương mến thương” qua lưu bút online. Trên báo Mực Tím Online, B.N tâm tình: “Ngày nào cũng vậy, với bộ mặt lạnh lùng, đến lớp rồi ra về mà chả thèm quan tâm đến mọi việc xung quanh. Cậu chẳng phải là hotboy, cũng chẳng phải là người nổi bật, mà sao cậu lại làm tôi để ý nhiều đến như vậy. Cậu có biết rằng có một người con gái luôn dõi theo cậu và muốn đến gần bên cậu. Nhưng lại không đủ can đảm (...) Tôi mong một ngày nào đó sẽ được kẻ lạnh lùng thật sự thuộc về tôi”.

(Theo Mỹ Mãn // Nguoilaodong Online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Xử lý video clip góc quay 90 độ
  • My Book Studio LX riêng cho Mac
  • Tạo mật khẩu bảo vệ cho file audio và video
  • Những dự đoán về báo điện tử
  • "Công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn"
  • Đẩy mạnh hợp tác công nghệ thông tin Việt-Hàn
  • Khắc phục hiện tượng "rùa bò"
  • Laptop 14 inch nhẹ nhất thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị