Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mặt sau những con số thống kê

Giám đốc công ty phần mềm FAST Phan Quốc Khánh không quá bi quan về tình hình sản xuất và kinh doanh trong nửa đầu năm nay, khoảng thời gian mà kinh tế Việt Nam trì trệ nhất trong vòng một thập kỷ. Ông đã cắt giảm hầu hết những chi phí nội bộ có thể, trong khi vẫn cố gắng duy trì dịch vụ với 4.000 khách hàng truyền thống vì không thể mở rộng thêm bạn hàng mới. “Nhiều công ty của Việt Nam tự biết điều chỉnh, cắt giảm chi phí bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin. Đây chính là đất để chúng tôi tồn tại trong khoảng thời gian khó khăn này”, ông Khánh nói. Ông cho biết thêm, không có ai trong số 4.000 khách hàng lâu năm của FAST là các công ty tư nhân và nhà nước bị đóng cửa trong thời gian qua.

Câu chuyện của ông Khánh rất đáng được kể ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng vỏn vẹn 3,9% trong nửa đầu năm nay, mức suy giảm nghiêm trọng nhất kể từ 1999, năm mà nền kinh tế bị tác động mạnh nhất của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Trước tết đã có nhiều lo ngại về sự sụp đổ dây chuyền các công ty tư nhân, các ngân hàng thương mại, bởi tác động của hai cuộc khủng hoảng liên tục trong năm ngoái. Nhưng điều này dường như không nghiêm trọng quá theo các hiệp hội doanh nghiệp, và các thống kê chính thức. Ngay cả dệt may, ngành thâm dụng lao động nhất cũng đã bắt đầu tăng tốc sản xuất trở lại để đáp ứng các đơn hàng ký đến hết quý 3.

Nhưng, không thể phủ nhận là kinh tế sáu tháng đầu năm nay là khó khăn trầm trọng hơn nửa đầu năm ngoái. Tuy vậy, điều dễ nhận thấy là tâm lý xã hội với khủng hoảng trong thời gian này không nặng nề như nửa năm trước. Đó là sự cam chịu? “Không phải, đó là sự thích nghi nhanh của người Việt Nam, đặc biệt là khả năng giảm sốc của khu vực nông thôn”, ông Bùi Bá Cường, vụ trưởng vụ thống kê tài khoản quốc gia nhận xét. “Khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã giúp Việt Nam giảm tải khó khăn kinh tế, như vai trò nó đã từng làm trong thời chiến tranh”, ông nói.

Còn nhiều bi quan

Ông Cường vừa đi một vòng thăm các cụm công nghiệp ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ông kể, nhà máy supe phốtphát Lâm Thao hầu như không sản xuất mới trong sáu tháng đầu năm nhằm giải quyết 40.000 tấn tồn kho. Công ty giấy Bãi Bằng cũng vậy với 18.000 tấn tồn kho. Nhìn rộng hơn, Phú Thọ và Vĩnh Phúc – hai tỉnh có ngành công nghiệp tương đối phát triển ở miền Bắc với các công ty nước ngoài nổi tiếng như Honda, Toyota,… đã chịu tăng trưởng âm 3,1% và 4,3% trong nửa đầu năm nay. “Vấn đề sản xuất là rất khó khăn vì nhu cầu suy giảm”.

Nhận xét này của ông Cường rõ ràng thách thức nỗ lực kích cầu tiêu dùng của Chính phủ. Nhưng ông có cơ sở. Ông tiết lộ con số chưa từng công bố: tiêu dùng của người dân đã suy giảm nghiêm trọng ở mức âm 10% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này mâu thuẫn với con số tăng trưởng tổng mức bán lẻ 8,8% trong cùng kỳ, mà tổng cục Thống kê vừa công bố. “Như vậy có nghĩa là tiêu dùng của khu vực nhà nước tăng cao do chi tiêu ngân sách tăng, nhưng tiêu dùng của hộ gia đình là giảm. Người dân đã thắt chặt hầu bao”, ông nói.

Nhập siêu từ Trung Quốc

Bất chấp thực tế đó, hàng ngoại đặc biệt là Trung Quốc đang lấn át trên hầu hết các thị trường ở Việt Nam… mà Sài Gòn Tiếp Thị đã phản ánh trong nhiều số báo vừa qua. Trong sáu tháng đầu năm nay, nhập siêu từ thị trường này lên đến 5 tỉ USD, theo tổng cục Thống kê. Con số chính thức này không bao gồm hàng tiểu ngạch. Những núi hàng dân dụng Made in China, từ quần áo, vải vóc, gạch men, túi xách đến những sản phẩm khác như son môi, xe lôi, xe ô tô đã bắt đầu tràn ngập Việt Nam thay vì được xuất khẩu sang các thị trường truyền thống của chúng trước đây. Không khó để nhận biết sự hiện diện của chúng trên các kệ trong siêu thị, trong các cửa hiệu trên phố cho đến những sạp hàng thôn quê, hay bất kỳ trong gia đình Việt Nam nào.

Cách đây nửa năm, nguyên bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển đã bày tỏ lo lắng khi nhận được nhiều thông tin rằng, lượng hàng tồn kho ở vài tỉnh phía nam Trung Quốc có thể lên đến 500 tỉ USD. “Nếu núi hàng tồn kho này mà đổ qua Việt Nam, thì tình hình sẽ như thế nào?”, ông Tuyển nói lúc đó. Những lo lắng này nay đang trở thành hiện thực.

Trong khi giám đốc Khánh đang cố gắng tái cấu trúc công ty để thích nghi, phân bón Lâm Thao và giấy Bãi Bằng đang vật lộn với hàng tồn kho, và người dân thì cắt giảm chi tiêu nhằm vượt qua khủng hoảng, thì hàng Trung Quốc đáng được “quan tâm” hơn.

( Theo Hoàng Giang // SGTT Online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Web 2.0 – Đi tìm “bảy phần chìm” của tảng băng trôi
  • Các mục tiêu mới của hình thức tấn công DDoS
  • “Bão” đã tan trên thị trường công nghệ?
  • Phần mềm eOffice đoạt giải nhất bình chọn "Giải pháp CNTT-TT hay nhất 2009"
  • New York Times muốn tính phí truy cập
  • Các giải pháp công nghệ thông tin hay nhất 2009
  • Android chỉ dành cho smartphone?
  • Khủng hoảng kinh tế, người Mỹ cầu cứu Internet
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị