Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều kênh nước ngoài ngưng phát sóng

Khách hàng đang xem truyền hình K+. Ảnh: Vân Oanh

Nhiều kênh truyền hình nước ngoài đã phải tạm ngưng phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh…) tại Việt Nam theo quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền.

Theo quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền ban hành theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 15-5-2013, để được phát sóng tại Việt Nam, các kênh truyền hình nước ngoài cần phải đáp ứng được một số yêu cầu pháp lý.

Cụ thể, kênh truyền hình nước ngoài chưa có giấy phép biên tập sẽ không được phát sóng trên bất kỳ hệ thống truyền hình trả tiền nào tại Việt Nam. Quy định này chính thức được áp dụng trên tất cả các hệ thống truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Theo đó, bất cứ nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nào phát sóng tín hiệu các kênh truyền hình trên lãnh thổ Việt Nam chưa có giấy phép biên tập đều vi phạm quy chế này và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuân thủ theo quy chế này, tín hiệu của hơn 20 kênh truyền hình nước ngoài đã tạm thời ngừng phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền như K+, VTV Cab, SCTV… từ ngày 15-5 cho đến khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Các kênh truyền hình này gồm CNN, BBC, Star Movies, AXN, CNBC, Cinemax, Discovery World,  NHK World, Star World, Channel News Asia…

Thông báo đến khách hàng của mình, Công ty Truyền hình số vệ tinh VSTV (K+) cho biết, hiện các kênh truyền hình này đang trong quá trình xin cấp giấy phép biên tập và VSTV vẫn đang làm việc chặt chẽ với đại lý hoặc các hãng kênh truyền hình nước ngoài về vấn đề này. Bên cạnh đó, VSTV cũng đang xem xét bổ sung các kênh truyền hình trong nước có nội dung hấp dẫn và nhiều chương trình giải trí hơn vào các gói kênh hiện tại.

Tại cuộc họp phổ biến nội dung trên của Bộ Thông tin Truyền thông với các kênh truyền hình nước ngoài năm 2012, một số kênh truyền hình cho rằng, nếu yêu cầu cần phải biên dịch hoặc biên tập nội dung theo yêu cầu thì sẽ làm chậm thời gian phát sóng của kênh, làm giảm tính cạnh tranh, tăng chi phí hoạt động cho các kênh… Đã có không ít kênh truyền hình nước ngoài cho biết họ sẽ cân nhắc về việc có tiếp tục hay không việc phát sóng các kênh truyền hình của họ trên hệ thống truyền hình trả tiền của Việt Nam, khi buộc phải áp dụng quy định này.

Được biết, thời hạn ngưng phát sóng các kênh truyền hình nước ngoài chưa có giấy phép biên tập này đã được lùi lại nửa năm so với thời hạn trước đây mà cơ quan chức năng định áp dụng.

Theo quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, các kênh chương trình truyền hình nước ngoài chỉ được phát sóng khi đã được biên tập, biên dịch và kiểm duyệt bởi cơ quan báo chí trong lĩnh vực truyền hình và quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 15-11-2012. Nhưng do đến thời điểm đó, mới chỉ có 16/75 kênh truyền hình nước ngoài đáp ứng đủ yêu cầu và được Bộ Thông tin Truyền thông cấp phép phát sóng, nên thời hạn thực hiện quy định trên đã được gia hạn tới 15-5-2013.

Theo quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền phải được biên dịch. Cụ thể, có bốn loại kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền phải lược dịch, biên dịch như sau: đối với kênh phim truyện phải biên dịch 100% nội dung kênh chương trình; đối với kênh tin tức phải lược dịch 100% nội dung kênh chương trình; đối với kênh khoa học, giáo dục phải biên dịch 100% nội dung chương trình tin tức; đối với kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, ca nhạc phải biên dịch 100% các chương trình tin tức, phóng sự, tài liệu.

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Qualcomm: Việt Nam nên sớm lên 4G
  • Cốc Cốc làm trình duyệt riêng cho thị trường Việt
  • Hàng loạt website của Triều Tiên bị tấn công
  • Gần một nửa khách hàng không hài lòng với 3G
  • Có thể được chuyển mạng di động giữ số từ 1/1/2017
  • Cảnh giác với cuộc gọi lừa đảo mất tới 150 nghìn đồng/phút
  • Huawei xem Viettel, VNPT là “đối tác lớn nhất”
  • Galaxy Note II và chiến lược "Đại dương xanh"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị