Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhìn lại chặng đường 'cuộc chiến' giữa EU và Intel

Án phạt kỉ lục của EU đối với Intel không phải là kết quả được đưa ra trong một vài ngày. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những mốc thời gian của sự kiện "đáng nhớ" này.

Năm 2001 – EU bắt đầu lập một Ủy ban điều tra các hoạt động kinh doanh của Intel khi AMD và các công ty sản suất máy tính đệ đơn khiếu nại Intel lợi dụng vị thế của mình để chèn ép, loại bỏ các đối thủ.


Năm 2004
- AMD đệ một đơn kiện khác yêu cầu các quan chức chống độc quyền của EU phải điều tra về các hành động của Intel gây tổn thất cho mình. 


Năm 2005
- Các quan chức EU đã lục soát văn phòng của Intel ở Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ý hai tuần sau khi AMD đệ đơn kiện Intel ở Nhật Bản và Mỹ.


Tháng 7/2007
– EU buộc tội Intel lợi dụng vị thế của mình để chèn ép đối thủ, vi phạm luật chống độc quyền của EU.


Tháng 1/2008
- Intel phản đối các cáo buộc của EU đối với tập đoàn này.


Tháng 2/2008
- Ủy ban điều tra đã lục soát các tài liệu tại văn phòng Feldkirchen của Intel tại Đức.


Tháng 3/2008
- Intel đưa ra một lời hứa về việc chi trả các chi phí cho các vụ kiện liên quan đến mình trước EU.


Tháng 7/2008
- Ủy ban điều tra của EU bổ sung thêm một số bằng chứng về việc  Intel đưa ra các lời đề nghị hấp dẫn
với những cửa hàng bán lẻ máy tính lớn của Châu Âu, với điều kiện họ chỉ được bán những máy tính chạy bằng chip của Intel .


Tháng 10/2008
- Intel gửi hồ sơ kháng cáo kết quả sơ thẩm tại Luxembourg và yêu cầu EU mở phiên tòa thứ hai, vì Intel cho rằng những chứng cớ EU đưa ra là chưa đầy đủ.


Tháng 1/2009
– Tòa án bác đơn kháng cáo của Intel


Tháng 2/2009
- Intel điều trần về những vấn đề tiếp theo mà Ủy ban điều tra đã đưa ra.


Tháng 3/2009
- Ủy ban điều tra yêu cầu Intel cung cấp thông tin về các hoạt động của Intel trên toàn cầu và doanh thu tại thị trường Châu Âu.


13/5/2009 -
 Ủy ban Châu Âu quyết định phạt Intel 1,06 tỉ Euro và yêu cầu Intel chấm dứt ngay các hoạt động bất hợp pháp của họ.


Sau án phạt dành cho các đại gia lớn là Microsoft và Intel, nhiều nhà phân tích dự đoán “gã khổng lồ Google” cũng có thể phải chịu sự giám sát của cơ quan quản lý cạnh tranh của Châu Âu trong các hoạt động kinh doanh của mình.

(Theo Dung Nguyễn – Cường Cao // Báo Tiền Phong //Reuters)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • iPhone gặp trục trặc ở nơi có nhiệt độ trên 35 độ C
  • VDC3 tổ chức hội thảo về các vấn đề bảo mật website
  • WiFi sẽ được thay thế bằng WiGig
  • Kinh doanh máy tính "lên ngôi" tại Tây Âu
  • Công bố chất lượng phần mềm Anti-Rootkit tại Việt Nam
  • Máy tính trong xe hơi giúp điều chỉnh tốc độ chạy của xe
  • Doanh số bán chip toàn cầu giảm gần 30%
  • Triển khai 3G: Cơ hội lắm, thách thức nhiều!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị