Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những thói quen bị lãng quên trong thế giới số

picture
Hình ảnh những bốt điện thoại công cộng bị bỏ hoang phế thế này ở Việt Nam giờ không còn là chuyện hiếm gặp.

Công nghệ hiện đại không chỉ xóa sổ những thiết bị lạc hậu, mà còn thay thế dần những thói quen vốn dĩ đã gắn liền với đời sống hàng ngày của mọi người bao lâu nay. Chuyện viết thư tay hay lật giở cuốn từ điển dày cộm… đang dần trở thành chuyện ngày xưa.

Tờ Telegraph dẫn kết quả điều tra mới nhất tại nước Anh cho thấy, có khoảng 50 thói quen hàng ngày của con người đang dần mất đi bởi tác động từ công nghệ hiện đại, như in ảnh, dùng bốt điện thoại công cộng, thu lại chương trình tivi bằng băng video…

Trong đó, việc in ảnh từ lâu đã không còn là điều hấp dẫn, khi mọi người có thể lưu giữ ảnh trên các trang web hay máy tính xách tay và chia sẻ với nhau qua mạng. Việc gọi điện tới rạp để kiểm tra lịch chiếu phim bị thay thế bằng một cú nhấp chuột online.

Ngay như việc tới các đại lý du lịch để đặt chỗ trước một chuyến đi nghỉ cũng bị thay thế dần. Dịch vụ đặt chỗ trực tuyến khiến mọi người cảm thấy tiện lợi hơn, khi có thể ngồi ở bất cứ đâu, ở nhà hay thậm chí là quán cà phê, công viên cũng có thể dễ dàng đăng ký.

Dẫu vậy, những thói quen trên ít nhiều còn tồn tại. Nhiều việc như viết thư tay, mang máy nghe đĩa CD mới thực sự là hiếm gặp trong thế giới năng động ngày nay. Email, thậm chí là tin nhắn đã khiến viết thư và gửi thư qua bưu điện trở nên xưa cũ.

Các máy nghe đĩa CD cũng trở nên ít dùng khi máy nghe nhạc kỹ thuật số MP3, MP4 đã trở nên quá quen thuộc, với khả năng lưu trữ tới hàng núi tác phẩm âm nhạc khác nhau. Ngay điện thoại di động cũng có nhiều máy cho phép chơi nhạc chất lượng cao.

Dưới đây là một số thói quen đã và đang biến mất dần trước tác động của công nghệ hiện đại.

1. Gọi điện thoại đến rạp chiếu bóng để kiểm tra lịch chiếu phim

2. Tới đại lý du lịch để tìm kiếm chuyến đi và đặt chỗ

3. Thu lại chương trình tivi yêu thích bằng băng video

4. Sử dụng các bốt điện thoại công cộng

5. Đặt vé chương trình qua điện thoại

6. In ảnh ra giấy

7. Dùng dịch vụ điện thoại báo giờ

8. Mang máy nghe CD theo người

9. Viết thư tay

10. Mua máy ảnh dùng một lần

11. Sử dụng sổ địa chỉ

12. Kiểm tra bản đồ trước một chuyến đi

13. Mua lịch chiếu phim trên tivi

14. Sở hữu một cuốn bách khoa toàn thư dày cộm

15. Đọc bản giấy những Trang vàng

16. Tra từ điển giấy

17. Ghi nhớ số điện thoại trong đầu hoặc ghi lại vào sổ

18. Mua album để cất ảnh

19. Mua đĩa CD

20. Giặt quần áo bằng tay

21. Gửi bưu thiếp

22. Mua báo giấy

23. Lưu giữ những tờ hóa đơn hoặc thông báo của ngân hàng

24. Viết tay những bài luận, bài tập ở nhà

25. Lưu giữ những cuốn nhật ký

26. Gửi đi những bức thư tình mùi mẫn

(Theo Vneconomy)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Apple “bội thu” trong top 10 từ khóa trên Google
  • Apple và Google hơn kém nhau những gì?
  • Tiêu điểm công nghệ: Nokia bôi bác đối thủ
  • Cuộc chiến lật đổ Apple đang nóng dần
  • 10 thương vụ công nghệ đình đám nhất 2011
  • Số phận của Firefox nằm trong tay... Google
  • Những sản phẩm công nghệ được mong đợi nhất năm 2012
  • Thị trường trình duyệt: Chrome đua tốc độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị