Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nỗi lo rác thải máy tính

làng nghề" chuyên tái chế rác điện tử gây ô nhiễm rõ rệt cho sức khỏe dân chúng và môi trường, dẫn đến sự bùng phát hàng loạt hậu quả nghiêm trọng cho môi sinh như ở một số quốc gia châu Á, song đã đến lúc, chúng ta cần dành cho loại rác đặc biệt này sự quan tâm cần thiết.

Người ta vẫn thường cho rằng máy tính là công nghệ sạch, tuy nhiên không hẳn như vậy, thực chất bên trong các thiết bị của máy tính có không ít chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường.

Hiện nay, nhiều người dùng không chỉ một mà nhiều máy tính. Máy ở nhà, ở văn phòng, lúc di chuyển với laptop hoặc máy tính bỏ túi... Theo nhịp độ phát triển công nghệ và thiết bị, người tiêu dùng có khuynh hướng sắm những sản phẩm tốt hơn và vứt bỏ những thiết bị đã qua sử dụng nhanh hơn. Do thiếu hiểu biết về tác hại của các chất độc hại có trong máy tính, nhiều người thản nhiên vứt máy cũ ra bãi rác.

Hội đồng An toàn quốc gia Mỹ mới đây nhận định sẽ có hơn 800 triệu máy tính trở thành lỗi thời vào năm 2009, làm phát sinh 4,3 triệu tấn rác nhựa và 1,116 triệu tấn chì.

Với một lượng lớn thiết bị máy tính (chưa kể ti-vi, máy in và thiết bị kỹ thuật số cá nhân - PDA) sắp bị thải loại như vậy, các doanh nghiệp và người tiêu dùng buộc phải tính đến việc xử lý thế nào để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, môi trường sống bởi chì, thủy ngân, cadmium, chromium... có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng được tái chế nhiều và quay trở lại phục vụ con người. Một số công ty CNTT đã bán thiết bị cho công ty tái chế. Nhiều nhà sản xuất đã đưa ra các chương trình nhận lại máy để giảm bớt tác hại từ vứt rác điện tử ở người sử dụng.

Tuy nhiên, hiện tỷ lệ rác điện tử được tái chế trên thế giới còn rất thấp. Theo tổ chức Greenpeace, chỉ có khoảng 17% lượng máy tính cũ được tái chế; tỷ lệ điện thoại di động cũ hỏng được tái chế còn thấp hơn, chỉ khoảng từ 3-5%, tỷ lệ rác điện tử không được tái chế lên tới 83%. Trong số rác điện tử được tái chế, có đến 80% được xuất khẩu đến các nước nghèo, "đậu" lại những cửa hàng đồ cũ, nơi những công nhân nghèo phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc trong khi chiết xuất kim loại và linh kiện còn có thể sử dụng.

Những số liệu từ các nhà sản xuất máy tính Việt Nam cho thấy, hiện có những đợt nhập khẩu các thiết bị CNTT đã qua sử dụng khá ồ ạt. Theo ước tính, mỗi tháng có thể có từ 40-60 công-ten-nơ màn hình và máy tính đã qua sử dụng đủ các nhãn hiệu được nhập vào và bán trên thị trường.

Hiện nay nước ta có khoảng 1.216 công ty trong nước và 187 công ty có vốn nước ngoài sản xuất phần cứng. Các công ty trong nước chiếm 75% thị trường máy tính cả nước, 80% kim ngạch nhập khẩu linh kiện máy tính theo đường chính ngạch.

Các thiết bị CNTT nhập về nước ta thường là công nghệ cũ, đã qua sử dụng từ một đến vài năm, được thu hồi từ các công sở, trường học, thậm chí cả bãi rác hoặc cũng có thể là những hàng bị lỗi trong quá trình sản xuất đáng lẽ phải hủy bỏ. Những hàng này được "tút" lại và đóng thùng tại Việt Nam. Chúng thường được bán với giá rẻ nhưng không được bảo hành. Trung bình chỉ có 300.000 đồng một màn hình cũ hay 1,9 triệu đồng một bộ máy tính đã qua sử dụng.

Tại nước ta, trong khoảng mười năm gần đây, lượng máy tính đã qua sử dụng được nhập khẩu ngày càng tăng dần. Bên cạnh tác động tích cực là tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên và những người có thu nhập thấp tiếp cận với CNTT, nhưng theo đó là tác hại ô nhiễm môi trường rác thải máy tính. Cho đến nay, số lượng máy quá cũ, không thể nâng cấp hoặc sửa chữa để tiếp tục sử dụng rất lớn. Chúng thường được một số nhà buôn phế liệu mua về tháo gỡ, phân thành ba loại: nhựa, sắt và những linh kiện điện tử. Sau đó, sắt và nhựa được bán lại cho các cơ sở tái chế, còn những chi tiết điện tử khác như RAM, ổ cứng, bo mạch, bộ nguồn... thì được thợ điện tử, máy tính nhặt nhạnh để tận dụng.

Tại TP Hồ Chí Minh, quanh chợ Nhật Tảo (quận 10), hiện có nhiều cơ sở chuyên mua bán loại phế liệu này và thỉnh thoảng lại có một đợt hàng được những người chuyên thu gom phế liệu trong thành phố "đổ" xuống. Sau khi được phân loại, số phế liệu không thể bán được sẽ theo các xe chở rác đô thị đưa đến các bãi rác.

Tuy chưa có những "làng nghề" chuyên tái chế rác điện tử gây ô nhiễm rõ rệt cho sức khỏe dân chúng và môi trường, dẫn đến sự bùng phát hàng loạt hậu quả nghiêm trọng cho môi sinh như ở một số quốc gia châu Á, song đã đến lúc, chúng ta cần dành cho loại rác đặc biệt này sự quan tâm cần thiết. Thực tế ở một số địa phương của Trung Quốc và Ấn Ðộ cho thấy, chính quyền đã không buông lỏng quản lý việc nhập và xử lý rác điện tử. Các doanh nghiệp nhập khẩu đặt lợi nhuận lên trên hết.

Mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên họ đã bằng mọi cách nhập cả những thứ mà họ biết chắc là bị cấm.  Pháp luật chưa đủ sức răn đe. Mức xử phạt theo Nghị định 138/NÐ-CP là 70 triệu đồng cho một lần vi phạm là mức phạt cao nhất, nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp không bị xử phạt ở mức này, chưa đủ sức răn đe các hành vi vi phạm. Thực tế đã chứng minh, thời gian qua mặc dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng doanh nghiệp vẫn núp dưới nhiều hình thức để nhập rác, nhập phế liệu cho sản xuất, tái chế để tái xuất. Vì vậy, Nhà nước cần có chế tài xử phạt mạnh hơn mới đủ sức răn đe.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa tốt; cơ chế phối hợp giữa các ngành chức năng cũng còn có "lỗ hổng", làm hiệu quả của việc giám sát, thực thi pháp luật chưa cao. Nhà nước cần có những quy định về rác điện tử và chỉ thị quy định việc giới hạn sử dụng những chất độc hại. Các văn bản này cần buộc nhà sản xuất phải thu gom sản phẩm đã qua sử dụng và giảm sử dụng chất độc hại (chì, thủy ngân, cadmium, chromium hóa trị 6, PBB và PBDE) trong sản phẩm.

Các ban, ngành chức năng nên có biện pháp ngăn chặn tình trạng nhập khẩu thiết bị CNTT đã qua sử dụng và có những chính sách phát triển cho ngành sản xuất phần cứng ở Việt Nam. Cụ thể là cấm nhập tiểu ngạch các mặt hàng này (lúc làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan); cấm nhập linh kiện máy tính đã qua sử dụng; kiểm tra việc tạm nhập tái xuất các lô hàng... Gắn trách nhiệm vào nhà sản xuất thiết bị CNTT trong nước. Một trong những giải pháp giúp giải quyết tận gốc vấn đề rác điện tử là gắn trách nhiệm vào nhà sản xuất.

Các chuyên gia cho rằng, việc gắn trách nhiệm cho nhà sản xuất sẽ mang lại hai lợi ích. Thứ nhất, các nhà sản xuất sẽ đưa chi phí quản lý rác vào giá thành sản phẩm. Cách này sẽ thúc đẩy họ thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường hơn và kéo dài vòng đời của sản phẩm.

Cần có nhận thức đúng từ phía người sử dụng. Luật pháp dù có chặt chẽ tới đâu cũng không giúp giải quyết triệt để vấn đề rác điện tử nếu thiếu sự nhận thức đúng đắn của công chúng. Khi nhận thức đúng đắn, cộng đồng sẽ có thái độ phản đối việc nhập khẩu máy tính bằng cách tránh mua sản phẩm đã qua sử dụng. Người dân sẽ có ý thức tốt hơn trong việc thu gom thải mái tính. Cần hiểu rằng những mặt tích cực của cuộc sống hiện đại chỉ mang đầy đủ ý nghĩa nếu chúng không phải trả giá bằng sự thiệt hại về môi trường.

(Theo báo Nhân Dân )

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Olympus SP-570UZ siêu zoom 20x
  • Một công ty nước ngoài vi phạm bản quyền phần mềm
  • Sẽ quản lý blog từ 12-2008
  • Cạnh tranh cước viễn thông:Các đại gia đang sắp xếp thị trường
  • Blog không được đưa thông tin kiểu báo chí
  • Ngành công nghiệp CNTT cần phải có đầu tư bứt phá trong vòng 3-5 năm tới
  • CMS giới thiệu máy tính để bàn tích hợp công nghệ Intel® Core™ i7 đầu tiên tại VN
  • Dell Inspiron 1318 – Chế tác vượt trên mọi mong đợi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị