Giao diện phần mềm phát hiện nói dối Truster. |
Khi công nghệ RPA (máy thẩm định nói dối từ xa) phát triển hoàn thiện, từng chiếc điện thoại, máy ghi âm … sẽ được tích hợp thiết bị này. Mỗi phát ngôn đều được phân tích kỹ lưỡng độ “trung thực” và chắc chắn không còn nhiều lời nói dối nữa.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy phát hiện nói dối đã không còn xa lạ với con người. Tuy nhiên, hệ thống với nhiều dây nối chằng chịt gắn trên cơ thể “kẻ tình nghi” để đo các xung mạch thần kinh, nhịp tim… đã trở nên lạc hậu.
Đầu thế kỷ 21, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiết lộ kế hoạch phát triển một chiếc máy phát hiện nói dối mà đối tượng không hề hay biết họ đang bị máy móc “thẩm định”. Thiết bị này được gọi là RPA (Remote Personnel Assessment: thiết bị thẩm định từ xa – PV). RPA sử dụng micro và xung điện laze để đo các thông số vật lý ở giọng nói và cơ thể người.
Ngay sau ý tưởng này được phát triển thành sản phẩm, nhiều chuyên gia lập trình cũng cho “ra lò” những chương trình tương tự, tuy nhiên ở mức độ ứng dụng thấp hơn. Đơn cử một số chương trình hiện nay mà các bạn có thể dễ dàng tải xuống và dùng thử bằng cách gõ vào Google tên chương trình: Truster, Lie-Detector, Ex-Sense… Sẽ có hàng loạt các đường dẫn giới thiệu rất nhiều chương trình phát hiện nói dối mà cho phép khách hàng dùng thử miễn phí.
Chương trình Truster là một phần mềm có dung lượng khá nhỏ, phù hợp với các máy tính cá nhân hoặc máy tính xách tay. Không tốn nhiều thời gian cài đặt, tuy nhiên Truster là một phần mềm bán tự động, dễ sử dụng và hỗ trợ âm thanh đầu vào cả định dạng số (digital) và tín hiệu tượng tự (analog). Âm thanh cần “thẩm định” sẽ được kết nối với máy tính qua micro.
Người sử dụng chương trình Truster sẽ tự đánh đấu theo bản năng những dòng âm thanh được Truster cho rằng khắc lạ. Sau đó, khi kết thúc việc kiểm nghiệm, chương trình sẽ đưa ra thông báo về mức độ “chân thật” trong mục Reports. Chương trình Trustrer thích hợp cho công việc phỏng vấn, hội thảo toạ đàm hoặc phân tích các cuộc điện thoại.
Phần lớn các chương trình nhỏ như Truster đều gây ra nhiều tranh cãi về mức độ chính xác. Ông Robert Prance, kỹ sư điện tử, trường đại học Sussex (nước Anh ) hoài nghi: Các chương trình có thể đo được nhịp thở bằng cách dùng laze xác định sự thay đổi của lồng ngực. Tuy nhiên, làm thế nào có thể đo được các xung nhịp của mạch máu mà không tiếp xúc? Đó là một câu hỏi lớn trước khi xét đến việc ứng dụng phổ biến thiết bị nói dối”.
(Theo Báo KH&ĐS)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com